Việt Nam có thể bắt kịp thế giới trong điều trị cột sống
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, tối tân nhất, hỗ trợ hiệu quả cho các ca phẫu thuật cơ xương khớp, mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người bệnh.
Thông tin được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Bệnh lý cột sống và nỗi ám ảnh đau lưng” phát trực tiếp lúc 20h ngày 25/3 trên VnExpress. Chương trình có sự tham gia của Thầy thuốc Ưu tú, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội; Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà – Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao – Vận động, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Theo bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, đầu tiên để chẩn đoán bệnh lý cột sống, bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa. Sau khi khám xong, loại trừ các yếu tố như u di căn, bệnh lý khớp viêm… bác sĩ sẽ cho chụp X-quang, MRI… Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng, dựa vào đó bác sĩ lựa chọn dùng một hay kết hợp nhiều phương pháp nhằm xác định đúng tình trạng bệnh nhân – điều kiện quyết định để điều trị trúng đích, hiệu quả. Ví dụ, chụp MRI có thể xem nhân đĩa đệm, các rễ thần kinh, cấu trúc xung quanh… Chụp X-quang động – tức các hoạt động gập, ưỡn xem đốt sống có mất vững, trượt không, gây đau…
Cách chữa trị hiệu quả bệnh lý cột sống
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa giải thích thêm, một số bệnh có thể chỉ biểu hiện qua các cơn đau nơi cột sống, nếu không làm xét nghiệm chuyên sâu khó tìm ra cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ ung thư, rất nhiều ung thư “thích” di căn đến cột sống, vì vậy nhiều trường hợp biểu hiện sớm là đau cột sống nhưng sau khi xét nghiệm máu toàn thể thì phát hiện ra các ung thư kín đáo, ở phổi, ở dạ dày, ở đại tràng, thậm chí ở não và có thể là ung thư máu.
Các cơn đau lưng kéo dài hàng chục năm cũng có thể gây ra bởi loãng xương. Loãng xương là căn bệnh gây đau nhưng khó tìm ra nguyên nhân nên ít được để ý, chỉ phát hiện sau khi đo mật độ xương. Vì vậy, những bệnh nhân bị đau lưng trong thời gian dài có thể được tư vấn tầm soát xương để xem mật độ xương đang ở mức nào.
Theo bác sĩ Song Hà, trẻ em vẫn có thể mắc bệnh lý cơ xương khớp. Cụ thể, tình trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường chiếm khoảng 30%. Dấu hiệu mà phụ huynh có thể nhận biết là con hay đứng nghiêng về một bên, bờ vai của con không cân bằng hay việc trẻ thông báo rằng mình bị đau lưng.
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải khai thác các yếu tố: tư thế làm việc, sinh hoạt hàng ngày ra sao. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị, kết hợp nhiều biện pháp gồm dùng thuốc đúng, vật lý trị liệu (tập luyện, sử dụng phương tiện vật lý), điều chỉnh lối sống và cách sinh hoạt.Theo bác sĩ Song Hà, trẻ em vẫn có thể mắc bệnh lý cơ xương khớp. Cụ thể, tình trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường chiếm khoảng 30%. Dấu hiệu mà phụ huynh có thể nhận biết là con hay đứng nghiêng về một bên, bờ vai của con không cân bằng hay việc trẻ thông báo rằng mình bị đau lưng.
Bác sĩ Nam Anh cho biết, 80% đau lưng là bình thường do thoái hóa, sai tư thế… Vì vậy, các phương tiện vật lý trị liệu như laser, sóng từ trường… có tầm quan trọng rất lớn nhờ tác dụng làm giảm cơn đau nhanh hơn so với uống thuốc.
Tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, khi bác sĩ đặt máy radio trúng đích ở vùng đau, máy có thể nhận biết, đưa ra bao nhiêu liều, chiếu trúng đích. Trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh, những máy từ trường siêu dẫn hiệu quả vì có thể làm giảm triệu chứng đau thần kinh.
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý gần giống thoát vị đĩa đệm thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Những máy laser năng lượng cao rất hiệu quả, chiếu sâu xuyên qua lớp căng cơ cho đến vùng móng khớp, làm giảm đau nhanh.
Khi đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, bác sĩ cần thăm khám để xác định: cơn đau này có thực sự do nguyên nhân đó gây ra hay không; nếu đúng nguyên nhân, vậy có những phương pháp điều trị bảo tồn trước hay không; khi cơn đau không ảnh hưởng nhiều tới chức năng bệnh nhân thì có thể thử luyện tập, điều trị không đau hay các biện pháp đông y như châm cứu, massage, bấm huyệt… Cuối cùng, nếu tất cả biện pháp trên không có tác dụng thì sẽ điều trị nội khoa (dùng thuốc) hay ngoại khoa (phẫu thuật).
Thực tế, theo bác sĩ Nam Anh, 90% ca bệnh cơ xương khớp rất nhẹ, phổ thông, không cần can thiệp phẫu thuật; chỉ có 10% cần chỉ định mổ. Trong trường hợp phải mổ, bác sĩ cần xác định hiệu quả của việc mổ có thể giải quyết tình trạng cho bệnh nhân ra sao. “Trong y khoa, bác sĩ quan trọng và người phụ tá cũng quan trọng không kém”, “phụ tá” mà ông nhắc tới, chính là các trang thiết bị dùng trong phẫu thuật.
Thực tế, theo bác sĩ Nam Anh, 90% ca bệnh cơ xương khớp rất nhẹ, phổ thông, không cần can thiệp phẫu thuật; chỉ có 10% cần chỉ định mổ. Trong trường hợp phải mổ, bác sĩ cần xác định hiệu quả của việc mổ có thể giải quyết tình trạng cho bệnh nhân ra sao. “Trong y khoa, bác sĩ quan trọng và người phụ tá cũng quan trọng không kém”, “phụ tá” mà ông nhắc tới, chính là các trang thiết bị dùng trong phẫu thuật.
Phẫu thuật cột sống có đặc điểm phải đi vào cột sống, lấy nhân đĩa đệm ra rồi mới đặt vít vào bên trong. Khi vào lấy nhân, đôi khi các bác sĩ không thể phân biệt được nhân đĩa đệm với sợi thần kinh, xơ dính với nhau… Tại Bệnh viện Tâm Anh, nhờ kính vi phẫu với mức phóng đại lên gấp nhiều lần, bác sĩ dễ dàng phân biệt các mô thần kinh và nhân xơ đĩa đệm. Thứ hai là hệ thống hình ảnh dẫn đường để khi chụp vào xương biết được vị trí đặt vít chính xác. Hiện nay công nghệ hình ảnh 3D rất phát triển, với phòng mổ trang bị các máy 3D, bác sĩ chỉ cần chụp cột sống, sau đó sẽ có hệ thống dẫn đường để bác sĩ đặt vít vào vị trí chính xác.
Theo bác sĩ Nam Anh, khi mổ cột sống, nỗi lo lớn nhất là tình trạng liệt sau mổ. Lý do là thay vì gắp nhân đĩa đệm, bác sĩ lại gắp luôn rễ thần kinh hoặc chạm vào tủy sống. Lúc này, vai trò của máy điện cơ vô cùng cần thiết, khi bác sĩ chạm vào sợi thần kinh, máy sẽ báo để bác sĩ không lấy nhầm mô đó.
Việt Nam có thể bắt kịp các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong điều trị bệnh lý cột sống. Đơn cử như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị những thiết bị máy móc mới nhất. Nếu trước đây chụp CT cần 30-60 phút, hiện nay máy CT 2 đầu bóng được nhập khẩu từ Đức có khả năng chụp 768 lát cắt trong một vòng quay, quét cắt lớp vi tính toàn thân dựng toàn bộ hệ thống cột sống, cơ xương khớp trong 3-4 giây, cho hình ảnh rất chuẩn xác, chân thật. Máy MRI thế hệ mới ứng dụng công nghệ ma trận sinh học toàn phần cho hình ảnh có độ phân giải rất cao, sắc nét, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán được bệnh lý cột sống.
Thêm vào đó, hệ thống phòng mổ Hybrid với robot dựng hình 3D, giúp việc phẫu thuật đặt khớp nhân tạo ở vị trí chính xác, rút ngắn thời gian phẫu thuật và giảm thiểu các nguy cơ xảy ra trong lúc mổ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn áp dụng phương pháp đường mổ không cắt cơ, chỉ vén bao khớp rồi đặt khớp, giúp bảo tồn khối cơ, bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau mổ.
Bệnh xương khớp ngày càng gia tăng
Trong tọa đàm, các chuyên gia nhấn mạnh bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 30-60 tuổi, chiếm 1/3 dân số. Những người bị tàn phế hoặc đối tượng còn trẻ nhưng bị mắc các bệnh cơ xương khớp do viêm, do miễn dịch gây tàn phế, mất khả năng lao động cũng cao hơn.
Bệnh lý cơ xương khớp nói chung, cột sống nói riêng thường ít dẫn đến nguy cơ tử vong hay các biểu hiệu nguy kịch như bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư… nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống. Đáng lưu ý, theo Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh, không ít bệnh nhân bị trầm cảm do các cơn đau lặp đi lặp lại, tăng nặng.
Có những người trẻ đến khám trông rất ủ rũ vì cơn đau khiến họ khó khăn trong sinh hoạt, phải nghỉ việc để điều trị. Điều trị cơn đau mạn tính rất khó khăn và tình trạng dùng thuốc giảm đau nhanh, kháng viêm kéo dài có thể dẫn đến đau dạ dày, hư thận… Nếu không quan tâm đến các bệnh lý cơ xương khớp có thể dẫn tới hệ quả nguy hại.
Đặc biệt, người cao tuổi thường mắc phải bệnh lý thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống. Ở người trẻ hơn thì có thể mắc các bệnh khác về cột sống, các bệnh lý khớp viêm, như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng và các bệnh lý khớp viêm có liên quan đến ruột.
Theo Phó giáo sư Đặng Hồng Hoa, có rất nhiều bạn trẻ than phiền bị đau lưng, đau cột sống cổ, có dấu hiệu đau vai nhưng khi hỏi bệnh sử kết hợp kiểm tra cận lâm sàng thì có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa – đó là bệnh lý cột sống liên quan đến ruột. Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát ở thể viêm cột sống dính khớp hoặc ở thể tổn thương cột sống, gây nên những ảnh hưởng cho cột sống. Những cháu bé này phải chịu rất nhiều đau đớn và chậm phát triển thể lực, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt.
Nguyên nhân gây bệnh lý cột sống
Theo bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, với người bình thường, khi đứng áp lực lên cột sống là 100%, khi ngồi là 150%, chưa kể ngồi sai tư thế. Do đó, nguyên nhân gây ra các bệnh lý cột sống, thoái hóa cột sống, đốt sống, đĩa đệm thường do sinh hoạt hàng ngày không đúng, tư thế làm việc, thói quen, chơi thể thao tần suất quá nhiều hoặc có thể do các bệnh lý thực thể trong cột sống.
Có 3 nhóm chính có thể gây đau ở cột sống cổ, cột sống lưng. Nhóm thứ nhất là đau cột sống thoái hóa và thoát vị đĩa đệm. Cơn đau xuất hiện khi ngồi, đứng và vận động, tức là khi cột sống phải chịu lực nhiều gây đau và dấu hiệu đau tăng lên khi hoạt động nhiều, làm việc quá sức. Khi nghỉ ngơi, nằm xuống thư giãn, cột sống sẽ giãn ra, các dây thần kinh và ống sống không bị chèn ép nữa thì cơn đau sẽ giảm đi.
Nhóm thứ hai là đau do loãng xương, chất lượng xương ở cột sống bị yếu khiến khả năng chịu lực của cột sống kém, đặc biệt là khi đứng hay ngồi lâu. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở cột sống mà còn ở các xương, các chi, xương chi, đặc biệt là ở các đoạn xương dài. Bệnh nhân mô tả ban đêm ngủ thường có cảm giác như kiến bò trong xương.
Nhóm thứ ba là đau cột sống do các bệnh lý ở cột sống, trong đó hay gặp nhất là bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, viêm khớp có liên quan đến ruột hoặc các bệnh lý của trẻ em như viêm khớp thiếu niên tự phát. Với nhóm bệnh này, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt người bệnh thường đau nhiều vào lúc nửa đêm gần sáng. Khi ngủ dậy, người bệnh luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, đau cột sống và cứng khớp kéo dài hơn nửa giờ, thậm chí đến 1-2 giờ.
Trước thực trạng đó, các bác sĩ đưa ra nhiều lời khuyên nhằm nhận biết và phòng bệnh lý cột sống từ sớm. Ví dụ tuổi học đường có những bài tập cũng như hướng dẫn cho các cháu phải ngồi đúng tư thế, sinh hoạt thể dục thể thao đúng cách.
Đối với người lớn, đặc biệt là các bạn trẻ, làm công việc văn phòng phải luôn có ý thức bảo vệ cơ xương khớp như kiểm soát cân nặng không để tăng cân quá mức, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể chất.
Khi có những dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện cơn đau ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là đau cột sống hoặc đau các khớp thì phải thăm khám sớm để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ chỉ ra, một trong những khó khăn khi điều trị bệnh cơ xương khớp là do bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ nhân viên văn phòng phải ngồi thẳng lưng, ngồi một tiếng phải tập giãn cơ, thực hiện các bài tập vận động phần cổ tại chỗ. Nếu thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ nhưng không bớt thì nên đến thăm khám lại để tìm đúng nguyên nhân.
Tập thể dục là một trong những cách được các bác sĩ khuyến khích để có lối sống lành mạnh. Tùy từng bệnh lý mà bác sĩ đưa ra hướng dẫn phù hợp như tập bài gì, tập bao nhiêu, cường độ như thế nào. Ví dụ thoái hóa cột sống thể nhẹ có thể chơi bóng bàn, đi bộ nhẹ; nếu nặng có thể tập yoga, bơi lội…
Buổi tọa đàm “Bệnh lý cột sống và nỗi ám ảnh đau lưng” trong khuôn khổ “Tuần tư vấn bệnh lý cột sống” diễn ra từ ngày 19/3 đến ngày 25/3 trên VnExpress. Suốt một tuần qua, các chuyên gia hàng đầu của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã giải đáp hàng nghìn thắc mắc, băn khoăn của độc giả xung quanh vấn đề bệnh lý cột sống. Độc giả có thể xem thêm thông tin tại đây.
- Bệnh lý về cơ xương khớp rất thường gặp, nhất là ở nhóm người cao tuổi. Tình trạng dân số già tại Việt Nam khiến bệnh cơ xương khớp có thể trở thành gánh nặng trong cộng đồng. Với nhiều năm kinh nghiệm điều trị về cơ xương khớp, xin mời TTƯT. PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội có thể chia sẻ thực trạng căn bệnh này hiện nay?
TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa (Trưởng khoa Nội – Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh, Hà Nội): Đúng như câu hỏi bạn vừa nêu, hiện nay tình trạng bệnh cơ xương khớp đang ngày càng gia tăng, cùng với sự gia tăng của tuổi thọ ngày càng cao và xu hướng dân số già đi thì bệnh cơ xương khớp cũng đang ngày càng phát triển. Không những phát triển ở nhóm những người cao tuổi, mà hiện nay bệnh cơ xương khớp cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Những người bị tàn phế hoặc những đối tượng còn trẻ nhưng bị mắc các bệnh cơ xương khớp do viêm, do miễn dịch, gây nên tàn phế, gây nên mất khả năng lao động cũng ngày càng gia tăng. Vì vậy, chi phí y tế để điều trị các bệnh cơ xương khớp so với các bệnh khác cũng đang gia tăng rất nhiều.
- Bệnh lý cơ xương khớp nói chung, cột sống nói riêng thường ít dẫn đến nguy cơ tử vong hay các biểu hiệu nguy kịch như bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư… Chính vì thế, nhiều người thường lơ là, bỏ qua nhưng điều đáng lưu ý là tần suất của bệnh này lại rất cao, là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau dai dẳng có khi đến suốt đời. Nhờ TS.BS Tăng Hà Nam Anh – Giám đốc trung tâm Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM giải thích thêm cho độc giả hiểu về những mối nguy có thể gặp của các bệnh lý cột sống.
TS.BS Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – BVĐK Tâm Anh TP.HCM): Chúng ta rất xem thường về bệnh lý cơ xương khớp, vì nghĩ rằng bệnh lý cơ xương khớp từ xưa tới giờ không gây chết người như những bệnh nguy hiểm dễ thấy khác, ví dụ như tim mạch. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung một ngày nào đó phải chịu đựng những cơn đau cơ xương khớp hành hạ khiến chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm, như vậy thì có đáng để bạn tận hưởng cuộc sống này hay không? Và hầu hết mọi người thường không nghĩ tới hệ quả bệnh nhân phải gánh chịu sau khi bị những cơn đau dày vò, kéo dài, và lặp đi lặp lại.
Có những bạn trẻ đến thăm khám tại BVĐK Tâm Anh, nhìn họ rất ủ rũ và không thể làm được gì cả, cơn đau càng ngày càng nặng khiến họ không tập trung cho công việc, dẫn đến phải nghỉ việc để điều trị, lúc đó đã là giai đoạn mãn tính thì điều trị rất khó khăn và mệt mỏi.
Cần phải đặt ra vấn đề nữa là thuốc thì không phải thuốc nào cũng an toàn, vì thế càng uống thuốc lại càng sinh ra các bệnh khác như bệnh đau dạ dày, uống thuốc kháng viêm nhiều quá dẫn đến hư thận.
Nói như thế để các bạn thấy rõ ràng rằng, nếu chúng ta không quan tâm đến cơ xương khớp sẽ dẫn đến hệ quả rất là nguy hại.
- Như bác sĩ chia sẻ, bệnh lý cột sống khiến người mắc phải gánh chịu những cơn đau thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần. Trong đó, những bệnh lý nào rất thường gặp ở người lớn, trẻ em và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân nhất thưa bác sĩ Hồng Hoa?
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Hai vùng cột sống rất dễ bị tổn thương, đặc biệt người cao tuổi thường mắc phải là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống. Ở người trẻ hơn thì có thể mắc các bệnh khác về cột sống, đặc biệt là các bệnh lý khớp viêm, như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng và các bệnh lý khớp viêm có liên quan đến ruột.
Chúng tôi từng gặp rất nhiều bạn trẻ đến than phiền là bị đau lưng, đau cột sống cổ, có dấu hiệu đau vai và hỏi kỹ thì có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa – đó là bệnh lý cột sống liên quan đến ruột.
Ở các cháu nhỏ tuổi thì lại rất hay mắc các bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát ở thể viêm cột sống dính khớp hoặc ở thể tổn thương cột sống, gây nên những ảnh hưởng cho cột sống. Những cháu bé này phải chịu rất nhiều đau đớn và chậm phát triển thể lực, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt.
- Hiện nay, đau lưng vì bệnh lý về cột sống đang ngày càng trẻ hóa, xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 30-60 tuổi, chiếm một phần ba dân số. Có cách nào để phân biệt được tình trạng đau lưng này đến từ nguyên nhân do thói quen trong sinh hoạt, lối sống, do bệnh lý để người mắc không lơ là, bỏ qua căn bệnh này và điều trị từ sớm thưa ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà – Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao – Vận động, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome?
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà – Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao – Vận động, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa, bệnh lý cột sống, đốt sống, đĩa đệm đều có thể do sinh hoạt hàng ngày không đúng hoặc tư thế làm việc và thói quen; chưa kể các bệnh lý, thực thể trong cuộc sống nữa. Như vậy chúng ta không phân biệt là do sinh hoạt hay do thực thể mà chỉ cần triệu chứng đau lưng của các bạn kéo dài vài ngày, nghỉ ngơi không hết đau, hoặc bị tái phát nhiều lần trong tháng, trong năm… thì đó cũng là lý do để mình đi kiểm tra một lần để được bác sĩ khám, khảo sát tất các những vấn đề xung quanh của bạn.
Ngoài các triệu chứng thực thể ra nó còn có những nguyên nhân bổ sung vào như lối sống, tư thế ngồi, thời gian làm việc kể cả lúc các bạn chơi thể thao thì khối lượng vận động có quá nhiều hay không. Tất cả những cái đó bác sĩ sẽ phải khảo sát và tổng hợp hết để có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.
- Độc giả Huy Hoàng, 26 tuổi, quận 2, TP HCM hỏi: Tôi thường đau ở cổ và thắt lưng, không đau liên tục nhưng rất hay đau về đêm, thoa dầu nóng cũng không đỡ. Tôi làm shipper nên phải di chuyển liên tục. Không biết tình trạng của tôi có phải là gai cột sống không?
Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà: Đối với hệ thống cột sống lưng của mình thì ngoài bộ xương còn hệ thống cơ bao bọc xung quanh, hai hệ thống đó hoạt động, bổ trợ cho nhau. Khi đánh giá một số bệnh lý, bác sĩ phải đánh giá cả hai hệ thống đó.
Bạn là shipper thì đặc thù làm việc của bạn là ngồi nhiều, có khi bạn phải chở rất nặng. Một người bình thường khi đứng thì áp lực lên cột sống là 100% trọng lượng cơ thể, nhưng khi bạn ngồi là áp lực đã tăng lên 150%, chưa kể là bạn ngồi sai tư thế. Tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều như thế thì áp lực lên cột sống rất cao.
Triệu chứng đau ở cổ và thắt lưng, nếu đã gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì tôi nghĩ đã đủ các lý do bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá. Đó có thể là những tổn thương hệ cơ xương khớp của bạn, nhưng cũng có thể do hệ cơ thì phải giải quyết cả hai.
- Rất nhiều bệnh nhân đang bị thoát vị đĩa đệm hành hạ hoặc vẫn chưa biết bản thân bị thoát vị đĩa đệm khi có những dấu hiệu đau nhức từ mức độ nhẹ, đến khi mức độ ngày càng tăng dần, đau thường xương hơn mỗi khi di chuyển hoặc vận động mạnh, không chịu đựng nỗi mới đến gặp bác sĩ. Vậy đâu là những triệu chứng để cảnh báo sớm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm, thưa bác sĩ Hồng Hoa?
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Chúng ta biết là các thân đốt sống được xếp chồng lên nhau tạo thành trục cột sống, giữa các thân đốt sống có các đĩa đệm, bản chất là các vòng xơ, ở giữa là nhân nhầy. Với cấu trúc đặc biệt của đĩa đệm giúp cho các thân đốt sống được tán lực đều ra khi cơ thể vận động.
Khi có tuổi hoặc khi mắc các bệnh lý về đĩa đệm, cột sống, thì đĩa đệm sẽ bị mất nước dần đi, và teo lại, khả năng đàn hồi của đĩa đệm giảm đi. Khi đó đĩa đệm có thể bị xê dịch ra khỏi vị trí của nó giữa hai thân đốt sống – người ta gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể ở nhiều mức độ, nếu ở mức độ nhẹ, chúng ta đi kiểm tra trên phim cộng hưởng từ sẽ mô tả hơi phình, lồi đĩa đệm. Ở mức độ nặng hơn thì thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép vào ống tủy hoặc các rễ của dây thần kinh thoát ra từ thân đốt sống, khi đó sẽ có các dấu hiệu đau cột sống lưng, cột sống cổ, có các dấu hiệu bị chèn ép của thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Trường hợp nặng hơn nữa, đĩa đệm có thể di trú lên trên hoặc xuống dưới, chèn ép nặng vào ống tủy, làm các dấu hiệu về thần kinh tăng lên, bệnh nhân có thể teo cơ ở vùng chi và đường thần kinh tương ứng chi phối, hoặc yếu cơ, giảm vận động, thậm chí là mất vận động. Tùy theo từng trường hợp, tùy theo từng mức độ thoát vị đĩa đệm khác nhau sẽ gây nên các biểu hiện bệnh lý khác nhau
- Một câu hỏi đến từ độc giả Anh Thư, 29 tuổi, Cô Giang, TP.HCM: Chồng tôi bị thoái hóa mô xương các thân đốt sống thắt lưng, cùng hóa L5, xin các bác sĩ tư vấn phương pháp chẩn đoán và cách điều trị. Xin trân trọng cảm ơn. Mong bác sĩ hồi đáp.
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Để chẩn đoán một bệnh lý cột sống thì đầu tiên không thể bỏ qua bước thăm khám. Bác sĩ bắt buộc phải nhìn thấy bệnh nhân và khám bệnh nhân xem bệnh nhân có dấu hiệu gì khác bên cạnh các bệnh lý nghĩ rằng mình bị thoái hóa thân sống, cùng hóa L5 hay không. Sau khi khám xong nếu loại trừ các yếu tố khác, ví dụ như u di căn tới vùng đó hoặc như các bệnh lý khớp viêm như viêm cột sống dính khớp chẳng hạn; thì thông thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp phim X-quang và đặc biệt đó là X-quang động, người bệnh phải gập, ưỡn để xem đốt sống có bị mất vững hay không, bị trượt hay không.
Thông thường, quý vị hay nghe về chụp cộng hưởng (MRI) từ, mỗi cái đều có cái hay riêng. Nếu X-quang gập, ưỡn, cho phép phép bác sĩ đánh giá đốt sống có mất vững hay không; thì MRI giúp bác sĩ xem được nhân đĩa đệm, các rễ thần kinh và cấu trúc phần mềm xung quanh, vì vậy không phải cứ nhất định phải là MRI hay X-quang mà đôi khi cần phải phối hợp cả hai. Để chẩn đoán bác sĩ cần có hết tất cả các phương tiện như vậy mới có thể đưa ra một chẩn đoán.
Điều trị của thoái hóa cột sống thắt lưng, cùng hóa thì cùng hóa là hiện tượng tự nhiên thường gặp. Kỳ lạ là, khi con người bắt đầu bị thoái hóa cột sống thì cơ thể sẽ tự tạo ra cơ chế cố định cột sống đó lại bằng cách đổ canxi lên các dây chằng, giúp cột sống cứng, vững lên, tuy nhiên các bệnh nhân này sẽ không thể cong lưng được nữa. Nhưng nếu cùng hóa L5S1 rồi thì cơn đau sẽ giảm xuống, thành ra không có gì phải lo sợ chuyện đó.
Vấn đề còn lại là sau khi chẩn đoán xong, chính xác thì bác sĩ phải khai thác được yếu tố bệnh nhân sinh hoạt, tư thế làm việc hàng ngày ra làm sao, sau đó kết hợp với nhiều biện pháp để điều trị. Không chỉ mỗi chuyện thuốc hay vật lý trị liệu, chúng tôi cần kết hợp cả 3 thứ: Điều chỉnh lại lối sống và cách sinh hoạt, thuốc men cho đúng và các biện pháp vật lý trị liệu bao gồm tập tành hay các phương tiện vật lý. Tôi nhấn mạnh về phương tiện vật lý vì cho tới giờ này, đối với bệnh lý cột sống vẫn là một điều huyền bí mà không hiểu được vì không thể trị được hết, bệnh nhân điều trị khỏi nhưng sau đó lại tái phát. Để loại trừ hết các bệnh lý đó, điều khó khăn là cần loại bỏ được hết các yếu tố nguyên nhân, mà đa phần do lối sống, công việc hàng ngày của người bệnh.
Những phương tiện vật lý như layer, sóng từ trường… thì làm giảm cơn đau rất là nhanh so với chuyện uống thuốc không. Thông thường bệnh nhân sẽ nghĩa một là uống thuốc hay đi tập không chứ không phối hợp lại với nhau. Vì vậy nếu kết hợp được các yếu tố đó lại với nhau thì sẽ giải quyết được căn bệnh cho bệnh nhân.
- Bên cạnh thoát vị đĩa đệm thì thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp… do viêm nhiễm hoặc các bệnh mắc phải như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu, hẹp ống sống, loãng xương… gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Các triệu chứng bệnh này thường đều bắt đầu từ những cơn đau nhức, mỏi lưng, gây khó khăn khi di chuyển, vận động. Vậy làm cách nào để phân biệt được các căn bệnh này, thưa bác sĩ Hồng Hoa?
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Có 3 nhóm chính có thể gây đau ở cột sống cổ, cột sống lưng.
Ở nhóm thứ nhất, là đau cột sống thoái hóa và thoát vị đĩa đệm: đau xuất hiện khi cơ thể ngồi, đứng và vận động, tức là khi cột sống phải chịu lực thì thường đau và dấu hiệu đau tăng lên khi chúng ta làm việc nhiều, hoạt động nhiều. Đau giảm đi khi chúng ta nghỉ ngơi. Nếu chúng ta nằm xuống, thư giãn, thì cột sống giãn ra, các dây thần kinh và ống sống không bị chèn ép nữa thì cơn đau ấy giảm đi, và thường ban đêm chúng ta ít bị ảnh hưởng do đau, do thoái hóa.
Nhóm thứ hai là đau do loãng xương, do chất lượng xương ở cột sống bị yếu, cho nên khả năng chịu lực của cột sống kém, đặc biệt là khi chúng ta đứng hay ngồi lâu. Và đau do loãng xương thì ngoài đau ở cột sống, người bệnh còn đau ở các xương, các chi, xương chi, đặc biệt là ở các đoạn xương dài, và bệnh nhân thường mô tả ban đêm ngủ thường có cảm giác như kiến bò trong xương.
Nhóm thứ ba là đau cột sống do các bệnh lý ở cột sống, trong đó hay gặp nhất là bệnh lý khớp viêm như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, viêm khớp có liên quan đến ruột hoặc các bệnh lý của trẻ em như viêm khớp thiếu niên tự phát. Với nhóm bệnh khớp viêm như thế này, thì ngay cả khi nghỉ ngơi cũng đau cột sống, và đau càng ngày càng tăng, đặc biệt là đau nhiều vào lúc nửa đêm gần sáng, khi ngủ dậy người bệnh luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, cột sống và các khớp khác thường cứng và thời gian cứng có thể kéo dài hơn nửa giờ, thậm chí đến 1-2 tiếng sau mới hết cứng.
- Hoàng Vân Anh, 38 tuổi, Kim Liên, Hà Nội hỏi: Tôi bị thoát vị địa đệm đốt sống cổ C3, C4 đã phẫu thuật thay đĩa đệm cách đây sáu năm. Hiện tại, tôi đã hoạt động được, tuy nhiên từ khi mổ đến nay, khi nằm nghiêng bên trái là bị tê bại cánh tay. Những lúc như vậy, tôi phải nằm xoay lại một lúc thì máu chảy xuống cánh tay sẽ đỡ tê tay. Tôi xin hỏi hiện tượng như vậy là bị làm sao? Độ bền của đĩa đệm cổ thường bao nhiêu năm? Xin cảm ơn.
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Khi lấy nhân đĩa đệm ra thay cái khác, thật ra sẽ không giả lập được đúng cái nhân đĩa đệm của bệnh nhân. Khi lấy nhân đĩa đệm đi, nếu không có gì đặt vào thì sẽ bị hổng chỗ đó, cho nên người ta đặt nhân đĩa đệm nhân tạo để cột sống không có bị ngắn lại. Nếu nhân đĩa đệm được thay nằm yên thì không có chuyện gì thay đổi và người ta không đề cập nó xài được bao nhiêu năm bởi vì đã chốt vít ở phía sau để khóa xương C3, C4 đó lại.
Hiện tượng bạn nằm nghiêng một bên và bị tê bại cánh tay đôi khi không liên quan để chuyện đốt sống cổ này, vì cột sống cổ có phần tủy sống và nếu nhân địa đệm chèn vào tủy sống thì sẽ gây ra hiện tượng khác với chèn rễ thần kinh là sẽ tê vùng cánh tay. Do đó, bạn đã phẫu thuật và đã tạm ổn rồi bây giờ nằm nghiêng bị tê tay là một vấn đề hoàn toàn khác.
Có một đám rối cánh tay như hệ thống dây điện chi phối vùng cánh tay để có thể làm việc được thì khi nằm nghiêng đè lên – nhất là nằm nghiêng hẳn một bên trong thời gian dài sẽ chèn ép thần kinh ở vùng nách. Các bệnh nhân đi mổ mà nằm lâu còn phải có đồ để lót ở vùng nách để đừng chèn ép, thành ra khi bạn nằm nghiêng ngược lại bên kia thì hết chèn ép là hết tê tay.
Để biết được nguyên nhân chính xác là do đốt sống cổ hay do bị chèn ép thần kinh thì cần làm thêm đo điện cơ. Bạn cũng không cần lăn tăn về tuổi thọ của nhân đĩa đệm là bao nhiêu, thật ra đốt sống đó đã được hàn cứng rồi, vấn đề còn lại là tìm ra nguyên nhân tê tay là do cái gì.
Một trong những bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa ở Hà Nội cũng như ở TP.HCM, đó là bệnh lý về khớp vai, với biểu hiện giống như bệnh lý thần kinh cổ là đau từ vai lan xuống dưới. Đa phần các bạn mô tả là tê nhưng đó là tê đau hay tê kiểu châm chích? Nếu tê đau thì cần đi khám thêm khớp vai và bệnh lý của chóp xoay nó cũng gây gần giống như vậy, đặc biệt là ban đêm nằm nghiêng bên vai đó đau, trở mình qua thì hết đau.
- Bệnh lý về cột sống thường diễn biến rất âm thầm và khó nhận biết. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau lưng, đau cơ thông thường. Các cơn đau tăng lên khi đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc xuất hiện ngay sau khi người bệnh thay đổi đột ngột tư thế hay vận động mạnh. Và không ít trường hợp còn gây ra các biến chứng khó lường, di chứng không chỉ ngày 1 ngày 2 mà có thể đeo bám cả đời. Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và những bệnh lý cột sống thường gặp có thể gây ra những biến chứng gì, di chứng để lại ra sao thưa bác sĩ Nam Anh và làm cách nào để chẩn đoán chính xác, điều trị trúng đích, giúp người bệnh sớm hồi phục?
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Nếu có triệu chứng đau hoặc làm động tác nào đó mà cơn đau cứ lặp đi lặp lại, hoặc triệu chứng đau mấy ngày không bớt, chứng tỏ là có vấn đề và đau là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo đầu tiên khi cơ thể có vấn đề.
Khi bạn có cơn đau rồi thì bạn không nên bỏ qua, nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên kể cả âm ỉ thì cũng nên đi khám. Cường độ chịu đau của mỗi người khác nhau, nếu bạn cảm thấy cơn đau âm ỉ, chưa phải là nhiều thì chưa chắc đã là bệnh nhẹ, do đó bất kể khi nào có triệu chứng đau thì cần phải đi khám.
Thoái hóa cột sống gây đau liên tục. Cơ thể nếu như đang có một cơn đau không được giải quyết thì có thế lôi những sensor bên cạnh vào để kích hoạt cơn đau, giống như chúng ta nói chuyện qua micro, qua ampli làm khuếch đại cường độ. Ở đây cũng vậy, khi những sensor bắt đầu sống dậy tiếp nhận những thụ cảm thể khác thì nó sẽ làm cho cơn đau ngày càng tăng lên, và khi truyền lên tới não thì có thêm 1 cơ chế là lên dây cót trên não làm cơn đau ngày càng nhiều hơn nữa. Và khi đã tới giai đoạn đó thì điều trị rất khó khăn. Do đó hậu quả của việc cơn đau không được điều trị sẽ dẫn đến đau mãn tính và có hiện tượng tăng đau, lúc đó chỉ cần một kích thích nhẹ thôi cũng gây đau. Điều trị trường hợp bị tăng đau cực kỳ khó. Thêm vào đó là ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, khi đã bị đau rồi thì chúng ta không thể làm được gì cả, gây trầm cảm. Rất nhiều bệnh nhân điều trị đau sau đó còn uống thuốc điều trị trầm cảm.
Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề khác chúng ta đừng nhầm lẫn. Thoát vị đĩa đệm khi chèn vào rễ thần kinh sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn. Nó sẽ làm liệt các bộ phận mà dây thần kinh đó chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tưởng tượng nguyên một đường dây điện khu phố bị cắt thì nguyên khu phố cúp điện liền. Ở đây cũng vậy, sợi dây điện đã bị chèn rồi thì nguyên đường đi của nó, tất cả các cơ hoặc cơ quan được nó chi phối sẽ ảnh hưởng hết.
Ví dụ chèn ép dây thần kinh tọa sẽ bị yếu 2 chân, đi lại sẽ khó khăn và động tác đầu tiên là không ngóc bàn chân lên được, sẽ không đi được bằng gót chân hay bằng ngón chân và nặng hơn nữa có thể gây tiểu không tự chủ. Khi yếu, teo chân rồi, thì cho dù có mổ cũng để lại di chứng rất nặng nề. Có người bệnh từng nói: tôi thà chết còn sướng hơn là sống như thế này bởi vì chất lượng cuộc sống suy giảm. Cho nên mình nghĩ không có vấn đề nhưng đặt mình vào hoàn cảnh đó mới thấy vấn đề rất lớn.
- Một trong những bệnh nguy hiểm của bệnh lý cột sống, cơ xương khớp là viêm khớp tự miễn. Bệnh nguy hiểm vì khó điều trị, đau đớn kéo dài nhưng chưa người hiểu rõ về căn bệnh này. 80% bệnh nhân tự miễn thường là nữ giới. Nhân đây cũng xin mời bác sĩ Hồng Hoa giải thích rõ hơn cho các độc giả về tác nhân gây bệnh, bệnh có mang tính di truyền hay không, thường ảnh hưởng đến những đối tượng nào nhiều nhất… thưa bác sĩ Hồng Hoa?
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Nếu bệnh lý cột sống gây nguy hiểm cho người bệnh thì điều nguy hiểm nhất cho bệnh lý cột sống là các bệnh ở bộ phận khác nhưng có biểu hiện ở cột sống.
Đầu tiên là các bệnh ung thư. Rất nhiều ung thư thích di căn đến cột sống, vì vậy nhiều trường hợp biểu hiện sớm là đau cột sống nhưng sau khi chúng tôi làm các xét nghiệm chuyên sâu kiểm tra, thậm chí là làm xét nghiệm máu toàn thể thì phát hiện ra các ung thư kín đáo, ở phổi, ở dạ dày, ở đại tràng, thậm chí ở não và có thể là ung thư máu.
Ngoài ra còn một nhóm bệnh nữa khá phổ biến, khó chữa trị và đôi khi gây nguy hiểm tính mạng, đó là các bệnh của hệ thống tự miễn dịch.
Trường hợp thứ ba là nhóm bệnh nhân miễn dịch, đặc biệt là viêm khớp miễn dịch, là họ đáp ứng miễn dịch một cách quá mức. Các đáp ứng miễn dịch quá mức này thậm chí làm hệ thống miễn dịch không nhận biết được các yếu tố của cơ thể, và nó tự sản xuất ra các kháng thể chống lại ngay chính cơ thể của chúng ta, làm cho người bệnh xuất hiện các phản ứng miễn dịch quá mức. Và các phức hợp miễn dịch này khi sản xuất quá mức sẽ rất thích lắng đọng trong một số bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống cơ xương khớp, ở thận, ở phổi, gây nên các bệnh trong hệ thống miễn dịch, ví dụ như bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến hay là lupus ban đỏ hệ thống…
- Như bác sĩ có chia sẻ, các bệnh lý cột sống thường gặp ở người lớn là thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Còn ở trẻ em, những bệnh lý nào mà phụ huynh nên cần được quan tâm. Câu hỏi này xin mời bác sĩ Song Hà giải đáp.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà: Ở trẻ em cũng có một số bệnh lý về cơ xương khớp thì ngay tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học vận động Nutrihome chúng tôi đã triển khai các dịch vụ tầm soát các bất thường cơ xương khớp ở trẻ nhũ nhi.
Ở đây tôi sẽ nói sâu về tuổi học đường, vấn đề quan trọng nhất là gù, vẹo cột sống. Vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường chiếm khoảng 30% và thường cha mẹ không nhận ra, đa số các trường hợp các bé than đau lưng đem tới bác sĩ khám thì đã có tình trạng vẹo cột sống rồi, thậm chí là vẹo nhiều, lúc đó điều chỉnh tư thế, điều trị thuốc, tập luyện cũng khó. Chưa kể từ 10-11 tuổi là độ tuổi tăng độ cong nhiều nhất. Một trong những dấu hiệu nhận biết ba mẹ có thể chú ý là con mình hay đứng nghiêng về một bên, làm gì cũng nghiêng về bên đó. Quan sát bờ vai của con, nếu không cân bằng thì đó là một trong những dấu hiệu phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra sớm.
Gù có thể do đeo xách balo quá nặng hoặc do thói quen của trẻ hay đi gù lưng dần dần thành gù luôn. Khi mình ngồi hoặc đứng gù thì mất chiều cao từ 3-5cm, mà chiều cao bây giờ rất quan trọng đối với thanh thiếu niên. Thêm vào đó, chúng ta tránh vẹo hoặc là gù theo tư thế.
Để nhận biết sớm những triệu chứng về cột sống ở trẻ em bị vẹo cột sống hoặc gù thì cần quan sát trẻ hằng ngày các tư thế đứng, ngồi, nằm. Còn nếu trẻ có dấu hiệu đau lưng thì cần phải đưa trẻ đi khám sớm.
- Bệnh lý cơ xương khớp đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh, nhất là khi những căn bệnh này diễn tiến âm thành rất khó lường, khó nhận biết ngay từ giai đoạn ban đầu. Vậy làm sao để có thể nhận biết và phòng bệnh lý cột sống này từ giai đoạn sớm?
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Có rất nhiều chương trình bảo vệ cơ xương khớp, ví dụ như tuổi học đường có những bài tập cũng như hướng dẫn cho các cháu phải ngồi đúng tư thế, sinh hoạt thể dục thể thao đúng cách.
Đối với người lớn cũng vậy, đặc biệt là các bạn trẻ làm việc trong văn phòng thì phải luôn có ý thức bảo vệ cơ xương khớp. Trong ngành chúng tôi hay gọi là “tiết kiệm khi sử dụng cơ xương khớp”: Thứ nhất là quản lý cân nặng không bị tăng cân quá mức, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, có lối sống tăng cường hoạt động.
Khi chúng ta có những dấu hiệu bất thường hoặc các dấu hiệu đau ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là trên cột sống hoặc trên các khớp thì chúng ta phải sớm đi đến gặp các bác sĩ để được tư vấn. Bởi vì dấu hiệu đau là dấu hiệu phản ứng của cơ thể, và đau cũng chính là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể nữa, cho nên chúng ta không thể thấy đau cơ xương khớp, đau lưng, mà lại nghĩ rằng do mình tập thể dục, chơi thể thao hoặc hoạt động chưa đúng cách, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi, hoặc có tuổi ai chẳng đau… mà chúng ta bỏ qua dấu hiệu đau, chính là bỏ qua cơ hội để điều trị bệnh sớm.
- Độc giả Hùng Dũng, 46 tuổi, quận 8, TP HCM hỏi: Xin bác sĩ cho hỏi, phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả nhất là thế nào? Xin cảm ơn.
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Đau lưng chỉ là triệu chứng, chúng tôi phải tìm ra đau lưng do nguyên nhân gì để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lấy ví dụ một nam thanh niên ngồi nhiều hoặc nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, sau đó bị đau lưng thì phương pháp hiệu quả nhất là phải điều chỉnh lại tư thế ngồi, điều chỉnh công việc mình làm cũng như luyện tập cột sống. Nếu bệnh nhân lớn tuổi và bị đau lưng, bị ung thư di căn từ nơi khác đến thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là điều trị ung thư đó. Đau lưng có thể là do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, căng cơ, hệ thống bệnh lý toàn thân… Nếu đau lưng trên một người bị viêm cột sống dính khớp thì điều trị triệt để vẫn là điều trị viêm cột sống dính khớp.
Do đó để điều trị triệt để và hiệu quả thì cần phải tìm tìm ra được nguyên nhân và bác sĩ sẽ là người truy tìm nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, cái khó khăn nhất không phải là tìm ra nguyên nhân gây đau, mà đến từ bệnh nhân, khi không bao giờ tuân thủ phác đồ điều trị.
Ví dụ như nhân viên văn phòng, bác sĩ dặn cần phải ngồi thẳng lưng lên, phải có gối lót sau lưng, ngồi 1 tiếng cần đứng dậy tập những động tác để giãn cơ chẳng hạn, hoặc bạn nhìn máy tính 45 phút đến 1 tiếng phải nhìn xa, tập các bài tập cổ tại chỗ…, nhưng mà bệnh nhân chỉ tuân thủ 1, 2 tuần thấy rất hiệu quả là ngưng và bị đau trở lại.
Ngoài ra, bên cạnh tuân thủ chế độ sinh hoạt đúng cách, bệnh nhân còn tái khám khi không bớt đau, hoặc đau trở lại sau một thời gian khỏi bệnh.
- Độc giả Huỳnh Minh Nhựt, 45 tuổi, Tây Ninh xin hỏi như sau: Tôi bị đau cột sống từ 1999, năm 2005 chụp MRI phát hiện thoát vị đĩa đệm (không nhớ rõ đốt nào). Đến nay vẫn còn đau âm ỉ suốt, trừ khi ngủ quên mới không biết đau. Giờ vẫn đau như 20 năm trước, không tê tay chân hay vị trí nào khác. Hiện không uống thuốc nữa (đã trị nhiều, uống nhiều thuốc nhưng không hết bệnh, đang tạm ngưng, chỉ tập thể dục đơn giản). Tôi có nên theo một liệu trình điều trị nào tiếp không? Có nên mổ không? Có cách nào điều trị hết hẳn không? Hay chỉ tập vật lý trị liệu để giảm đau mà không hết hẳn. Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: Đầu tiên là xin chúc mừng anh là từ khi anh bị chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đến nay không bị lồi thêm hoặc chèn ép rễ thần kinh, anh vẫn sinh hoạt bình thường. Rõ ràng là tình trạng này không tiến triển lâu hay nặng hơn.
Anh than phiền về tình trạng đau và tập vật lý trị liệu có giảm đau, chứng tỏ thoát vị đĩa đệm không phải nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau đó. Tôi nghĩ tình trạng đau của anh một phần do công việc, một phần do thoái hóa cột sống. Ngay cả việc điều trị cột sống thì không phải lúc nào cũng cần uống thuốc, chẳng hạn như tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh chúng tôi đã xây dựng một đơn vị điều trị đau cột sống mà không cần dùng thuốc. Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều loại máy móc để có thể hỗ trợ cho điều trị đau vùng cột sống, ví dụ trường hợp đau kiểu thoái hóa như anh thì những liệu pháp radio trúng đích hoặc laser sẽ làm giảm đau rất tốt, kết hợp với tập vận động – như lúc nãy bác sĩ Song Hà có đề cập về giáo trình riêng cho từng người. Ta sẽ thấy sau một thời gian nếu chúng ta làm sai tư thế, dẫn đến đau trở lại, ta cần phải điều chỉnh lại tư thế đó.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm của anh không ảnh hưởng đến đi đứng sinh hoạt nhiều, thành ra sẽ không có chỉ định mổ, đặc biệt là khi thoái hóa thì lại càng không mổ, vì theo thời gian nếu càng thoái hóa chúng ta lại mổ thì sẽ càng đau hơn. Trường hợp này mổ là một trong những phương pháp tàn phá thêm vùng cột sống chứ không giải quyết được chuyện thoái hóa cho bệnh nhân. Thứ hai, anh không uống thuốc nữa thì có thể theo những chương trình, giáo án luyện tập do các bác sĩ đưa ra, hoặc sử dụng những biện pháp trị liệu bằng vật lý như laser, radio trúng đích hay từ trường siêu dẫn. Khi kết hợp với luyện tập, tình trạng đau sẽ giảm bớt, anh sẽ thấy được cải thiện nhiều mà không cần phải suy nghĩ đến chuyện mổ.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Penirum Pro+ hỗ trợ mạnh gân cốt, giúp bổ thận tráng dương & hỗ trợ cải thiện sinh lý cho nam giới trưởng thành. Nam giới trưởng thành dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 – 2 viên.
Comments are closed.