Tư vấn trực tuyến: Bệnh Giao Mùa Thu Đông Nguy Hiểm Thường Gặp
Mùa thu đông với khí hậu hanh khô đặc trưng là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, virus và vi khuẩn sinh sôi, đe dọa tấn công trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch non yếu. Nhằm cung cấp những thông tin khoa học giúp bố mẹ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con yêu suốt mùa dịch bệnh, BVĐK Tâm Anh phối hợp cùng Báo điện tử VTV tổ chức chương trình Tư vấn sức khỏe trực tuyến “Bệnh giao mùa thu đông nguy hiểm thường gặp: Nhận biết sớm, phòng ngừa & điều trị hiệu quả” vào lúc 20h, ngày 2/10/2020.
Đưa bé Mun, 18 tháng tuổi, đến khám tại khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, chị Minh Hạnh – mẹ bé lo lắng: “Cứ vào độ thời tiết chuyển mùa là Mun nhà tôi lại sốt, ho, sổ mũi. Bệnh hành làm bé quấy khóc, biếng ăn, sụt cân trông thấy. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phế quản cấp, dễ tái đi tái lại. Tôi lo cho sức khỏe của con trong thời gian tới, khi dịch bệnh mùa thu đông bắt đầu vào mùa.”
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa chống chọi được với nhiều loại virus, vi khuẩn có hại. Đó là lý do trẻ càng nhỏ, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, trường học trở thành môi trường lý tưởng để virus gây bệnh lây lan. Chỉ cần một vài trẻ sổ mũi, hắt hơi là hôm sau cả lớp, cả nhà, cả tập thể nhiễm bệnh.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi. Tại Việt Nam, 23-38% các ca bệnh trẻ em liên quan đến bệnh lý hô hấp. Bên cạnh đó là một loạt bệnh truyền nhiễm đe dọa gây tổn hại sức khỏe bé yêu trong thời điểm giao mùa thu đông: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, tiêu chảy, bạch hầu, quai bị… (1)
Xem thêm: 12 bệnh giao mùa thu đông thường gặp ở trẻ
Bệnh mùa thu đông nguy hiểm nào thường gặp ở trẻ nhỏ? Làm cách nào để bảo vệ trẻ trước “làn sóng kép” các bệnh thay mùa thu đông? Dấu hiệu sớm nhận biết triệu chứng bệnh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất bảo vệ trẻ khỏi những bệnh thay mùa thu đông? Chăm sóc trẻ đúng cách, ngăn biến chứng, mau khỏi bệnh? Sử dụng thuốc, kháng sinh, thuốc hạ sốt… như thế nào cho đúng và hiệu quả?…
Tất cả thắc mắc của độc giả sẽ được giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Bệnh chuyển mùa thu đông nguy hiểm thường gặp: Nhận biết sớm, Phòng ngừa & Điều trị hiệu quả” do BVĐK Tâm Anh phối hợp với Báo Điện tử VTV tổ chức vào lúc 20h thứ Sáu, ngày 2/10/2020.
Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử https://vtv.vn/, https://thanhnien.vn/, website https://tamanhhospital.vn/ và livestream trên các fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; đồng thời tiếp sóng trên fanpage Báo Thanh Niên và fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress, với sự tham gia của các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành:
- PGS.TS.BS NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG – Giảng viên cao cấp Trường ĐH Y Hà Nội, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội
- Bác sĩ nội trú PHAN THỊ THU MINH – Phó trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội
- Bác sĩ nội trú DƯƠNG THÙY NGA – Phó trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây, hoặc qua fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Bệnh mùa thu đông đồng loạt “tấn công” trẻ nhỏ
Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 là lúc tiết trời chuyển mùa từ thu sang đông, nhiệt độ thay đổi thất thường: sáng nắng hanh khô, chiều tối mưa rải rác, đêm chuyển lạnh và sáng sớm có sương mù. Với đặc điểm khí hậu ấy, thu đông được xem là mùa bùng phát nhiều dịch bệnh ở trẻ em nhất, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa thể thích nghi với sự biến đổi đột ngột của môi trường, dịch bệnh càng dễ tấn công, dẫn đến tỷ lệ trẻ tử vong do các bệnh lý hô hấp luôn tăng cao mỗi lúc giao mùa thu đông. (2)
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội cho biết, trẻ nhỏ có thể bị cảm cúm 4-6 lần trong năm. Đối với những trẻ có sức đề kháng kém, con số này có thể lên tới 12 lần, tập trung vào các thời điểm chuyển mùa. Ngoài ra, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu, bạch hầu… cũng có nguy cơ tấn công trẻ bất cứ lúc nào, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ lơ là, không đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị kịp thời:
- Cảm lạnh đôi khi dẫn đến tình trạng sưng ở mũi hoặc phổi, kéo theo một loạt vấn đề như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai, viêm màng não…
- Cảm cúm dễ biến chứng thành viêm xoang, viêm tai giữa, hội chứng Reye khiến trẻ co giật, mê sảng và có thể tử vong.
- Bệnh hen suyễn khó trị dứt điểm, làm trẻ có nguy cơ cao bị viêm phế quản hoặc viêm phổi.
- Viêm phổi cực kỳ nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, nguy cơ tử vong cao.
- Thủy đậu có thể gây viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não – màng não.
- Sởi là tác nhân gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và viêm não.
- Bạch hầu có biến chứng thường gặp nhất là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh với tỷ lệ tỷ vong từ 5 đến 10%, lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến biến chứng rất nặng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi do bội nhiễm vi khuẩn, động kinh, liệt tay chân, rối loạn tâm thần…
Làm sao phòng bệnh giao mùa thu đông cho trẻ?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, theo Bác sĩ nội trú Phan Thị Thu Minh – Phó trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Vắc xin được xem là “tấm khiên” giúp bảo vệ trẻ trước các căn bệnh thường gặp mùa thu đông như sởi, thủy đậu, tiêu chảy, cúm mùa, viêm phổi do phế cầu… Bố mẹ lưu ý nên tiêm phòng cho trẻ đúng lịch, không vì mối lo đang có nhiều dịch bệnh, sợ đưa con đến chỗ đông người mà trì hoãn tiêm chủng, dẫn tới nguy cơ cao trẻ bị “bệnh chồng bệnh”.
Biện pháp phòng bệnh thứ hai là luôn giữ vệ sinh cho trẻ nhằm chặn đứng con đường lây lan của vi khuẩn, virus. Trẻ cần được tắm rửa thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng đúng cách, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người… Nhà cửa, phòng ngủ của trẻ cũng phải được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, không cho nấm mốc và các loại ấu trùng có cơ hội sinh sôi. (3)
Cuối cùng, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ mùa này – Bác sĩ nội trú Dương Thùy Nga – Phó trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội nhấn mạnh. Trẻ cần được ăn uống đủ cả chất và lượng, đặc biệt tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm… nhằm nâng cao sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật.
Trong trường hợp trẻ nhiễm bệnh, bố mẹ tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh, mua thuốc cho trẻ uống. Việc cho bé uống kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ, sai liều lượng có thể khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, đồng thời làm trẻ bệnh nặng hơn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Thay vì vậy, cần đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để trẻ được điều trị đúng cách, mau lành bệnh.
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi đưa con đến khám chữa bệnh, với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp theo những tiêu chuẩn tiên tiến mà các bệnh viện lớn trên thế giới áp dụng.
Cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh được trang bị máy móc hiện đại cùng hệ thống phòng khám, khu vực chức năng và phòng nội trú tiện nghi, cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến điều trị bệnh. Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh còn có Trung tâm tiêm chủng với đầy đủ các loại vắc xin, bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh lúc thay mùa.
Những biện pháp phòng bệnh cho trẻ mùa thu đông, cách nhận biết dấu hiệu bệnh cùng các phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ được thông tin chi tiết đến độc giả trong chương trình tư vấn trực tuyến: “Bệnh giao mùa thu đông nguy hiểm thường gặp: Nhận biết sớm, Phòng ngừa & Điều trị hiệu quả” vào lúc 20h, ngày 2/10/2020.
Comments are closed.