Cảnh báo biến chứng của thủy đậu và các bệnh mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân báo hiệu “vào mùa” bệnh ở trẻ em, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: thủy đậu, sởi, tiêu chảy, cúm, RSV…
Từ quý IV năm 2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiếp nhận điều trị một số trường hợp mắc thủy đậu. Trong đó có không ít bệnh nhi có biến chứng nặng. Phần lớn bệnh nhi mắc thủy đậu đều chưa được tiêm phòng hoặc chưa đủ tuổi tiêm phòng.
Tại Việt Nam, thủy đậu nằm trong nhóm bệnh có tỷ lệ mắc và nhiễm cao nhất trong những năm gần đây. Virus gây bệnh thủy đậu varicella zoster thường khu trú trong đờm, nước bọt, dịch mũi nên rất dễ lây lan và phát tán khi người bệnh hắt hơi, ho hay nói chuyện. Bên cạnh đó, thời tiết mùa đông xuân rất thuận lợi cho virus này sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, không khí lạnh cũng khiến phản ứng miễn dịch cũng là giảm phản ứng miễn dịch cơ thể, tăng nguy cơ mắc thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn.
Nhiều người nghĩ thủy đậu là bệnh ngoài da nên chủ quan chỉ lo lắng mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da bội nhiễm để lại sẹo lõm, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, biến chứng mà thủy đậu gây ra còn nguy hiểm hơn thế, bệnh nhân bị thủy đậu có thể bị viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Để giúp người dân có thể tiếp cận được nguồn thông tin chính thông, nâng cao ý thức được sự nguy hiểm của bệnh cũng như mang đến những cập nhật mới trong phòng bệnh thủy đậu cùng các bệnh thường gặp mùa đông xuân, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã phối hợp cùng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: “Giới thiệu vắc xin mới phòng bệnh thủy đậu, phòng bệnh mùa Đông – Xuân cho Trẻ em và Người lớn” vào ngày 22/01 vừa qua.
Chỉ trong 120 phút phát sóng, chương trình tư vấn trực tuyến “Phòng bệnh thủy đậu và các bệnh mùa đông xuân cho trẻ em và người lớn” đã thu hút hơn 10.000 lượt xem, hàng nghìn bình luận và chia sẻ trực tiếp ngay tại thời điểm livestream. Sau chương trình, Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vẫn nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn, comment hỏi về bệnh thủy đậu, cách phòng ngừa cũng như dấu hiệu nhận biết các bệnh mùa đông xuân thường gặp…
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống VNVC, cho biết: Tại Việt Nam, thủy đậu hay còn gọi là trái rạ nằm trong top 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp và có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bởi những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất với nhóm trẻ dưới 12 tháng; gây nguy cơ mắc bệnh Zona về sau sẽ cao gấp 4,5 lần những lứa tuổi khác.
Về biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM bổ sung thêm, một số khảo sát cho thấy có 30% trẻ sơ sinh mất cơ hội sống khi nhiễm thủy đậu từ mẹ trong quá trình mang thai; 5 – 20% trường hợp xuất hiện biến chứng viêm não, có nguy cơ bại não. Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu ở 13 – 20 tuần thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc em bé sinh ra có dị tật thai nhi như thiểu sản tiểu não, mắc chứng đầu nhỏ, có bất thường nhãn cầu, dị dạng sọ não, tổn thương hệ thần kinh, đa dị tật ở tim… Mẹ mắc thủy đậu vào 3 tháng cuối thai kỳ, nhất là 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ lên đến 25 – 30%.
Khán giả Hồ Hoàng Nam gửi câu hỏi đến chương trình với lo lắng: “Thưa bác sĩ cho em hỏi độ tuổi nào tốt nhất để tiêm phòng bệnh thủy đậu? Con em tiêm vắc xin thủy đậu khi 12 tháng, giờ bé 18 tháng có cần tiêm nhắc lại hay không?”
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y Khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Theo khuyến cáo trước đây, vắc xin phòng thủy đậu được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Theo thông tin kê toa, trẻ ở lứa tuổi đó chỉ cần tiêm 1 mũi. Mặt khác, dựa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và dựa trên kết quả của các cuộc thống kê, nếu tiêm 1 mũi vắc xin thủy đậu vẫn phòng được bệnh, nhưng nếu dịch bệnh xảy ra trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, nếu con bạn đã tiêm 1 mũi vắc xin thủy đậu, thì vẫn nên tiêm thêm 1 mũi nữa để hiệu quả phòng bệnh cao hơn. Hiệu quả chỉ tiêm 1 mũi thủy đậu là 85%, nhưng nếu tiêm thêm 1 mũi vắc xin nữa thì hiệu quả bảo vệ sẽ lên đến 95%.
Chính vì vậy, để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất chúng ta nên cho trẻ tiêm 2 mũi.Trước đây, vắc xin Varilrix phòng thủy đậu được khuyến cáo cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Nhưng qua một thời gian người ta thấy được rằng, trong khoảng 6 tháng đầu đời trẻ sẽ nhận được miễn dịch thụ động truyền từ mẹ, từ 6-12 tháng sẽ là khoảng trống miễn dịch, trẻ sẽ không nhận được bất kỳ sự bảo vệ nào trước căn bệnh này. Thứ hai, vắc xin thủy đậu ở Việt Nam không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nên miễn dịch cộng đồng ở nước ta còn thấp. Khi trẻ mắc bệnh có thể tiến triển nặng, nguy cơ biến chứng rất cao. Hiểu được tầm quan trọng của việc “lấp đầy” khoảng trống miễn dịch, việc mang vắc xin Varilrix mới có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi về Việt Nam là cơ hội giúp trẻ được phòng bệnh sớm.”
Gửi câu hỏi đến chương trình, khán giả Thanh Đặng thắc mắc: “Thưa các bác sĩ, các bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em là bệnh gì, làm sao để phòng tránh, bé nhà em 2 tuổi, chưa chích thủy đậu thì có chích được không?”
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, mùa đông xuân thời tiết sẽ chuyển sang mát và lạnh, đặc thù của mùa này là có một số loại siêu vi phát triển tốt hơn, bắt đầu tăng từ tháng 12, đỉnh điểm là tháng 3, tháng 4. Đầu tiên chúng gây ra các bệnh lý về hô hấp, trong đó có RSV, bệnh cúm (nặng hơn là viêm phổi), sởi – quai bị – rubella, thủy đậu… Đó là 4 nhóm bệnh có nhiều nguy cơ mắc phải trong mùa đông xuân, ngoài ra có 1 số bệnh chưa có vắc xin như tay chân miệng, bệnh lý tiêu hóa. Riêng về thủy đậu, nếu bé 2 tuổi mà chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thì rất đáng lo ngại. Phải nói rằng bé may mắn cho đến bây giờ vẫn chưa nhiễm thủy đậu, vì khi bệnh vào mùa, một em bé chưa tiêm ngừa hoặc chưa đủ miễn dịch rất dễ bị lây bệnh từ người lớn – những người dễ mang mầm bệnh, do đó bạn nên đưa bé đi chích ngừa ngay.
Phát hiện sớm, điều trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp mùa đông xuân cho trẻ nhỏ tại BVĐK Tâm Anh
Bác sĩ Kim Thoa cũng chia sẻ thêm, nhiều bố mẹ tự ý nhìn biểu hiện của con rồi đoán bệnh, nhầm lẫn các triệu chứng như thấy con ho, sốt thì nghĩ là cảm lạnh, cảm cúm thông thường, thấy con có biểu hiện bệnh giống người khác thì xin toa thuốc để tự mua thuốc điều trị tại nhà. Vì vậy không ít trường hợp bé nhập viện khi đã có biến chứng viêm phổi nặng. Do đó, việc theo dõi bé từ những triệu chứng khởi phát ban đầu sẽ giúp bố mẹ phát hiện được bệnh sớm, từ đó việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, ngoài trình độ chuyên môn, khả năng bắt bệnh, tiên lượng bệnh của từng bác sĩ cần có sự hỗ trợ đắc lực từ hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng khám tiên tiến và đạt chuẩn.
Thời tiết bước vào giai đoạn Đông Xuân, thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển thuận lớn, cùng các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài khiến cho việc mắc bệnh ở trẻ gia tăng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để bảo vệ tốt cho sức khỏe của trẻ và gia đình, bố mẹ cần chủ động: Giữ ấm đường thở của bé; vệ sinh thân thể và tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ; cho bé chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động đúng cách và tiêm chủng đầy đủ kể cả các mũi tiêm nhắc. Ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mẹ cần cho bé tiêm thêm các vắc xin dịch vụ phòng các bệnh như: cúm, thủy đậu, viêm phổi, viêm tai giữa… do phế cầu khuẩn, bạch hầu, ho gà…
Varilin hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch do thành mạch kém. Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care phân phối sản phẩm chính hãng và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Comments are closed.