Phương pháp mới điều trị chấn thương thể thao, bảo tồn chức năng cơ xương khớp
Khâu nối, tái tạo dây chằng với robot dẫn đường, ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu, kỹ thuật 3D trong chẩn đoán và điều trị… là những tiến bộ mới lần đầu triển khai tại Việt Nam, được Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng trong điều trị chấn thương thể thao.
Không chỉ với những người chơi thể thao nghiệp dư mà ngay cả với những cầu thủ chuyên nghiệp, chấn thương dây chằng, gãy xương… là cơn ác mộng, không chỉ bởi đau đớn, mà thời gian hồi phục kéo dài lên tới 6 – 9 tháng với nguy cơ sa sút phong độ do khó trở lại hoàn toàn vận động như trước.
Anh Nguyễn Văn Quang (20 tuổi, Ninh Bình) gặp chấn thương khi tập luyện cho giải bóng đá “phủi”, sau va chạm xuất hiện tình trạng đầu gối sưng đau, đi lại khó khăn, lỏng gối phía chân trái. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, kết quả khám lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, cho thấy, đầu gối đã đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Ngay sau đó, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật tái tạo dây chằng với sự hỗ trợ của Robot để anh Quang có thể bảo tồn được khả năng vận động và nhanh chóng trở lại tập luyện, thi đấu bóng đá.
Robot Artist Pheno được coi là “con át chủ bài” trong phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, được bác sĩ khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Nhờ khả năng dựng hình ảnh 3D ngay trong mổ, “siêu robot” này có thể giúp bác sĩ đặt dây chằng mới chính xác đến từng 0,1 mm, đảm bảo đến 100% tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, giúp người bệnh phục hồi tối đa khả năng vận động như trước khi gặp chấn thương. Thêm vào đó, kỹ thuật này cũng khắc phục điểm yếu của phẫu thuật tái tạo dây chằng truyền thống là tình trạng dây chằng mới đặt ra ngoài vị trí diện bám nguyên thủy của dây chằng chéo trước, không đảm bảo chức năng sinh lý tự nhiên về lực xoay và trượt của dây chằng.
“Chúng tôi hoàn toàn tự tin trong vấn đề phẫu thuật và phục hồi chức năng cho cả các vận động viên chuyên nghiệp. Các kỹ thuật mà chúng tôi thực hiện còn được chuyên gia quốc tế đánh giá có những điểm vượt trội hơn các nước khác trong khu vực và châu lục” – Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng – Phụ trách chuyên môn khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao chia sẻ.
Ca mổ tái tạo dây chằng của anh Quang là ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới áp dụng phương pháp định vị điểm bám dây chằng chéo bằng Robot Pheno Artis. Chiến lược phục hồi chức năng cùng lúc trước và sau phẫu thuật cũng được bác sĩ đặt ra, giúp bệnh nhân không cần thực hiện đặt dẫn lưu sau mổ giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và rút ngắn thời gian phục hồi, sớm trở lại vận động, tập luyện và thi đấu.
Bên cạnh mổ tái tạo dây chằng dưới sự hỗ trợ của Robot, nội soi nối bảo tồn dây chằng – phương pháp mới nhất trong việc điều trị đứt dây chằng cũng đã được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, giúp người bệnh có thể đứng lên, đi lại nhẹ nhàng, hoạt động bình thường sau hai tuần và thậm chí nếu kết quả tập luyện tốt thì có thể quay lại chơi thể thao nhẹ nhàng chỉ sau 3 tháng.
Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp dây chằng chéo trước bị đứt nhưng vẫn giữ được mạch máu nuôi, bác sĩ sẽ thông qua nội soi để khâu nối, giữ nguyên dây chằng bị đứt, bảo toàn nguyên vẹn các thành phần của dây chằng và gân xung quanh. Lợi thế bảo tồn điểm bám, tạo ra sự tự tái tạo, tự lành trở lại của chính dây chằng bệnh nhân, không cần phải lấy gân để ghép khiến người bệnh được thực hiện phương pháp này có thời gian tự lành nhanh hơn là cơ thể phải tự tái tạo dây chằng mới.
Tiến tới đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đứt dây chằng, BVĐK Tâm Anh sẽ tiếp tục cập nhật những phương pháp điều trị mới và tiên tiến nhất trên thế giới. Trong tháng 5/2021, lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có dây chằng nhân tạo được hệ thống BVĐK Tâm Anh nhập khẩu độc quyền từ châu Âu sử dụng trong phương pháp thay dây chằng nhân tạo. Đây chính là phương pháp điều trị đang áp dụng cho các cầu thủ trên thế giới, vì ưu điểm phục hồi nhanh, bảo toàn được sức mạnh của khớp gối và cơ đùi. Với việc triển khai phương pháp này tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân đứt dây chằng, đặc biệt là các cầu thủ chuyên nghiệp sẽ không cần ra nước ngoài điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Ngoài các chấn thương về dây chằng, các chấn thương xương, khớp thường gặp trong thể thao hay tai nạn thường ngày cũng là mối đe dọa tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp các tổn thương không thể phát hiện trên các chẩn đoán trên dữ liệu ảnh tĩnh từ những hệ thống chẩn đoán hình ảnh thông thường, cần những phương pháp chẩn đoán mới để đưa ra được hướng điều trị phù hợp.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa điều trị thành công cho một trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng xung đột xương trong khớp háng – một biến chứng do chấn thương ngã đập vùng hông và đùi phải. Suốt 8 năm, người bệnh phải chịu đựng những cơn đau tăng dần, phải dùng thuốc giảm đau liên tục và mất dần vận động phía chân phải dù đã đi thăm khám ở nhiều bệnh viện lớn nhưng các bác sĩ không chẩn đoán chính xác do các kết quả chụp phim đều kết luận “hình ảnh bình thường”. Đã xác định ra nước ngoài điều trị, nhưng khi được giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị …khá bất ngờ khi các bác sĩ sử dụng những kỹ thuật, máy móc hiện đại hàng đầu thế giới để lý giải cho chị về giả thuyết về hội chứng xung đột giữa các phần xương của khớp háng. Sử dụng phương pháp thực nghiệm Y khoa 3D để khẳng định chẩn đoán, Giáo sư Trần Trung Dũng đã thuyết phục hoàn toàn được bệnh nhân để đồng ý phẫu thuật ngay trong nước mà mà không cần ra nước ngoài.
Giáo sư Trần Trung Dũng cho biết: “Do đặc điểm của một số bệnh lý và chấn thương vùng xương khớp hình thành bởi các bất thường cấu trúc chỉ xuất hiện rõ khi chân bệnh nhân vận động. Do đó, các phim chụp bản chất là ảnh tĩnh sẽ rất khó để đánh giá tình trạng động của thương tổn.”
Từ phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của bệnh nhân, Giáo sư Trần Trung Dũng và êkíp dựng lên mô hình số hóa ba chiều khớp háng với mức độ chính xác 100%. Sau đó, tiến hành song song: mô phỏng chuyển động khớp háng thường ngày của bệnh nhân trên nền đồ họa máy tính cũng như mô hình in 3D bằng nhựa sinh học. Sau khi xác định được chính xác vị trí thương tổn, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tạo hình lại khớp háng cho người bệnh bằng phương pháp nội soi. Chỉ 2 tiếng sau ca mổ, bệnh nhân đã có thể đi lại trên đôi chân mình mà không còn cảm thấy vướng víu hay đau đớn.
Hội chứng xung đột giữa các phần xương của khớp háng có thể gặp sau biến chứng từ một tai nạn hay một chấn thương trong quá trình chơi thể thao. Trước đây, các bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán được bệnh nếu chỉ dựa vào chẩn đoán hình ảnh thông thường. Ứng dụng 3D trong chẩn đoán được các bác sĩ so sánh với “thực nghiệm điều tra” của ngành điều tra hình sự, từ đó giúp nhiều bệnh lý và chấn thương xương khớp được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nghiêm trọng về sau.
Chiến lược điều trị chấn thương thể thao gồm nhiều phần từ phục hồi cấu trúc giải phẫu cho đến phục hồi chức năng sinh học và phục hồi kỹ năng thể thao, do đó trị liệu sinh học được đánh giá là phương pháp tiên tiến bậc nhất bên cạnh điều trị phẫu thuật. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là giải pháp trị liệu sinh học hàng đầu đáp ứng được yêu cầu trị liệu của các vận động viên với tác dụng giảm viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo để từ đó nhanh chóng phục hồi được khả năng vận động. Ở các trường hợp điều trị bằng các phương pháp điều trị nội khoa thông thường không cải thiện hoặc thời gian phục hồi mất nhiều thời gian thì tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng tổn thương là giải pháp đã chứng minh được những ưu điểm vượt trội, giúp quá trình hồi phục được rút ngắn đáng kể mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như trường hợp chấn thương dây chằng đứt không hoàn toàn hay các trường hợp tổn thương và viêm gân – cơ – sụn.
Chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng trong thể thao có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, tỷ lệ chấn thương của người chơi thể thao không chuyên cao hơn ở nhóm vận động viên chuyên nghiệp do không được luyện tập bài bản, không được đào tạo kỹ thuật chuẩn, không được đào tạo các kỹ năng phòng tránh chấn thương. Khi xảy ra chấn thương, ở nhóm không chuyên lại thường không được quan tâm chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
Các chuyên gia cảnh báo không thể xem nhẹ các chấn thương xảy ra khi vận động và tập luyện thể thao bởi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính, khó phục hồi, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh. Do đó, khi người chơi thể thao có những biểu hiện như: Đau, sưng, lỏng khớp, hạn chế hoạt động và sinh hoạt thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị. Đặc biệt, không nên chủ quan, tự ý sử dụng các phương pháp truyền miệng và các loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị tại nhà, bởi các chấn thương thể thao, vận động nếu được chẩn đoán, điều trị sớm và chính xác, sẽ không quá khó để giúp người bệnh trở lại với luyện tập và thi đấu.
Bổ Thận Kanka Katsuryokujin công dụng với chiết xuất từ nhục thung dung, nhân sâm… giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi. Dùng cho người trưởng thành khi uống 3 viên x 2 lần/ngày, vào buổi sáng & chiều
Comments are closed.