ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều – Hành trình đến với những trái tim lỗi nhịp
16 tuổi, nữ sinh Huỳnh Thanh Kiều “một mình” khăn gói lên Sài Gòn ở trọ để chuẩn bị cho chuỗi ngày thi vào trường y. Ước mơ trở thành bác sĩ đã thành hiện thực. Bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều chuyên điều trị tim mạch, giờ đây đã có tiếng tăm xứ Sài thành.
16 tuổi – khăn gói lên Sài Gòn chuẩn bị thi ngành y
Nhớ lại trong lần trò chuyện cùng cô giáo chủ nhiệm năm học lớp 9, được cô gợi ý nên thi vào trường y, trở thành bác sĩ để giúp nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khốn khó. Với học lực giỏi cùng tính tình điềm đạm, trầm tĩnh, cô giáo tin học trò nhỏ sẽ làm được điều ấy. Đem nỗi băn khoăn này chia sẻ cùng cha mẹ, cô học trò nhỏ được gia đình ủng hộ và đồng hành trên hành trình hoàn thành giấc mơ trở thành bác sĩ y khoa, chăm sóc sức khỏe cho nhiều người.
“Thời điểm đó muốn thi vào trường Y đa số các bạn học sinh ở quê tôi phải lên Sài Gòn học luyện thi. Vào mùa hè cuối năm lớp 10, nhóm bạn học cùng lớp đã bàn bạc cùng nhau về xin ý kiến phụ huynh lên thành phố học, chuẩn bị cho kỳ thi đại học hai năm sau. Tuy nhiên, đến đầu năm lớp 11 chỉ có mình tôi đi trước, các bạn khác còn ở lại trường cũ học tiếp. Ban đầu tôi cũng gặp chút khó khăn, trong hai năm phổ thông tôi ở đậu nhà người quen vài tháng, sau đó ra ở trọ, rồi lại xin vào ký túc xá của một trường Cao đẳng…”, bác sĩ Thanh Kiều nhớ lại.
Mang theo sự quyết tâm của bản thân, niềm tin của gia đình và sự động viên của cô giáo chủ nhiệm, cô gái 16 tuổi bắt đầu cho hành trình chinh phục ngành y. Sau những năm tháng miệt mài đèn sách theo đuổi đam mê, cuối cùng cô gái ấy đã giành được tấm vé vào Đại học Y dược ngay năm đầu tiên tốt nghiệp phổ thông. 6 năm sau đó, cô hoàn thành chương trình đào tạo, trở thành bác sĩ về lại quê hương trong niềm vui của người thân và bạn bè. Cô gái ấy là thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều, hiện là Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Hành trình đến với những trái tim lỗi nhịp
Sau khi ra trường, bác sĩ Thanh Kiều theo học lớp Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch do Viện Tim mạch tổ chức, khóa học năm 2002. Cơ duyên gắn bó cùng bệnh nhân tim mạch cũng bắt đầu từ đó, “Trong suốt quá trình học tập tại đây, nhận thấy có nhiều em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh cần được điều trị và chăm sóc, bệnh nhân người lớn sau mổ tim cũng cần có chế độ điều trị rất chuyên biệt. Chính điều đó đã khơi dậy trong tôi lòng yêu thích đối với chuyên ngành này”, bác sĩ Kiều chia sẻ.
“Thời gian đầu tập tành làm siêu âm tim, tôi rất mê làm bệnh tim bẩm sinh. Làm siêu âm tim cho trẻ em có nhiều thách thức hơn là người lớn. Thông thường, một ca siêu âm tim bẩm sinh kéo dài 20 – 30 phút nhưng có khi đến 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa xong. Nhiều bà mẹ ôm con vô – ra bệnh viện 2 – 3 ngày liên tục nhưng vẫn không thể siêu âm, “bệnh nhân nhí” cứ khóc mãi. Nhiều lúc cả mẹ và bác sĩ phải dỗ cho bé ngủ. Một giấc ngủ của trẻ con thường kéo dài 45 phút, nên mình phải canh bé đang say giấc trong thời gian vàng này để siêu âm ngay”, bác sĩ Kiều bật mí.
Ngoài trẻ con, nhóm đối tượng luôn khiến chị khoắc khoải là những bệnh nhân sau khi mổ thay van tim nhân tạo. Những bệnh nhân này phải uống thuốc chống đông máu suốt đời để giữ van hoạt động. Nếu uống không đúng liều lượng hoặc bỏ thuốc thì nguy cơ hình thành cục máu đông, kẹt van phải mổ lại là rất cao. Mà những bệnh nhân này không chỉ có uống thuốc tim mạch, một số trường hợp họ mắc thêm các bệnh lý khác cần điều trị, nguy cơ bị tương tác thuốc.
Ngoài ra, khi người bệnh cần nhổ răng, mổ mắt, mang thai, sinh con hay làm phẫu thuật nào đó cũng rất cần được bác sĩ tim mạch tư vấn cách dùng thuốc kháng đông sao cho cuộc mổ an toàn, không biến chứng chảy máu cũng như không bị kẹt van tim. Do đó, người bệnh và bác sĩ tim mạch điều trị cần có mối liên hệ mật thiết với nhau, cho ý kiến bệnh nhân ở mọi lúc, mọi nơi.
Với mong muốn giúp được nhiều bệnh nhân thay van tim nhân tạo, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều đã tham gia phụ trách phòng khám kháng đông, tổ chức giao lưu với người bệnh để cung cấp những kiến thức cần thiết, giải đáp thắc mắc của người bệnh sau thay van tim, khi uống thuốc kháng đông… Ngoài ra, bác sĩ Kiều còn phụ trách đường dây nóng 24/7 để người bệnh có thể liên hệ để được tư vấn dùng thuốc kháng đông.
Chia sẻ một câu chuyện đau lòng khiến bác sĩ Kiều ngậm ngùi mãi, “Một bệnh nhân 50 tuổi mổ thay van tim, sau mổ có tái khám đều đặn. Một hôm người nhà bệnh nhân gọi điện nhờ tôi trao đổi với bác sĩ bệnh viện Y về tình trạng bệnh nhân, thăm hỏi thì được biết bệnh nhân mới té ngã trong nhà tắm, sau đó than đau nhức đầu nên được người nhà đưa đến bệnh viện Y khám. Sau khi khám xong được bác sĩ kê toa thuốc về uống, đến sáng hôm sau bệnh nhân nhức đầu nhiều rồi từ từ hôn mê. Người nhà đưa bệnh nhân trở lại bệnh viện Y, chụp CT não thì phát hiện xuất huyết não nặng, không còn mổ được, không lâu sau đó bệnh nhân qua đời. Qua câu chuyện này tôi luôn dặn dò bệnh nhân của mình, trong trường hợp phải nhập viện hoặc khám ở bệnh viện khác thì phải thông tin cho bác sĩ nơi đó biết mình đang uống thuốc kháng đông để bác sĩ có hướng xử trí ứng phó kịp thời. Ngoài ra, cần liên hệ sớm với bác sĩ đang điều trị bệnh tim để được hội chẩn hướng điều trị tốt nhất”.
Bệnh nhân nữ sau mổ thay van tim nhân tạo mong muốn mang thai và sinh con là một thách thức lớn. Thấu hiểu phần nào tâm tư của người phụ nữ khao khát làm mẹ, bác sĩ Kiều thường nhận lời đồng hành cùng những bệnh nhân này. Bắt đầu từ quá trình tư vấn cho cả hai vợ chồng trước khi mang thai, những mối nguy hiểm cho cả hai mẹ con để có biện pháp phối hợp dự phòng tốt. Thêm vào đó, trong suốt thời gian mang thai và khi sinh con, bác sĩ tim mạch cần kết hợp chặt chẽ cùng bác sĩ sản khoa, đảm bảo mẹ tròn con vuông. Đối với mỗi trường hợp sinh nở thuận lợi không chỉ là niềm vui to lớn của bệnh nhân, mà còn là hạnh phúc và động lực của cả ekip bác sĩ.
Mong muốn đồng hành cùng mọi bệnh nhân trong mọi vấn đề, ở mọi nơi và mọi lúc, bác sĩ Kiều còn cung cấp số điện thoại cá nhân của mình như một hotline để bệnh nhân có thể liên hệ với mình bất cứ lúc nào. Không ngại giờ nghỉ trưa hay lúc nửa đêm, bác sĩ Kiều vẫn tận tình, nhẹ nhàng hỏi han và giúp đỡ bệnh nhân. Chính điều này đã giúp bác sĩ Kiều xứng đáng nhận được sự trân quý, yêu mến và tin tưởng của nhiều bệnh nhân.
Y đức truyền xa, ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ Kiều. Bằng chính lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với từng ca bệnh, nhờ đó hầu như bệnh nhân của bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều đều cải thiện sức khỏe theo thời gian điều trị.
Bên cạnh đó, sử dụng Cardocorz công dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết phòng ngừa thiếu máu cơ tim và nguy cơ đau thắt ngực, suy mạch vành do thiếu máu cơ tim, làm tan huyết khối. Dùng cho người có chứng huyết khối, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh.
Comments are closed.