Người chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận y tế
Là một bác sĩ chuyên gia về lĩnh vực Vi sinh lâm sàng, bác sĩ Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh vẫn hằng ngày cùng các đồng nghiệp đi tìm “chứng cứ”. Đây cũng là công đoạn quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác, theo dõi quá trình điều trị, giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra hướng điều trị tốt và hiệu quả nhất cho người bệnh.
Hành trình hơn 30 năm trong ngành xét nghiệm chuyên gia Vi sinh lâm sàng
Sau khi rời ghế giảng đường Y khoa, CKI, CKII tại Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ Trần Thị Thanh Nga bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình. Trải qua thời gian dài cống hiến và không ngừng trau dồi thêm kiến thức thực tiễn, bác sĩ đã khẳng định được tên tuổi trong đội ngũ những chuyên gia thuộc lĩnh vực xét nghiệm Vi sinh Lâm sàng. Bác sĩ đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn: Trưởng Khoa Vi sinh Bệnh viện Chợ Rẫy, Chuyên gia trong chương trình Giám sát Kháng sinh, Chuyên gia Vi sinh Lâm sàng của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y Tế, phụ trách chuyên môn về Vi sinh Lâm sàng Bệnh viện Chợ Rẫy; Cố vấn điều hành khoa Xét Nghiệm, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn Bệnh viện Tim Tâm Đức.
Song song với công tác chuyên môn, bác sĩ còn thường xuyên tham gia giảng dạy thực hành và hướng dẫn luận văn Nội trú, chuyên khoa I, Thạc sĩ, cử nhân cho các sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM, các đại học khác, trung tâm đào tạo và các bệnh viện phía Nam.
Trong lĩnh vực nghiên cứu báo cáo khoa học, bác sĩ Trần Thị Thanh Nga đã thực hiện nhiều nghiên cứu và hợp tác trong nước bao gồm những đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Sở, cấp Cơ sở… và nước ngoài. Hơn 70 đề tài báo cáo ở các hội nghị và đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước; hơn 30 đề tài hợp tác nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí nước ngoài.
Bác sĩ cũng tham gia chủ tọa các hội nghị Truyền nhiễm toàn quốc, Hội nghị Tiết niệu… báo cáo tại các hội nghị Truyền Nhiễm, Hồi sức Cấp cứu và Chống độc, Hô hấp, Tiết niệu, Ngoại khoa, Vi sinh lâm sàng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Hội nghị khoa học tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Cần Thơ, các bệnh viện Tỉnh phía Nam…
Bác sĩ Thanh Nga còn là thành viên trong chương trình giám sát kháng sinh Bộ Y tế, ban soạn thảo quy trình xét nghiệm của Bộ Y Tế và là phó Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP. Hồ Chí Minh.
Bác sĩ cũng là thành viên tham gia các chương trình ghép thận, chương trình Chống Lao Quốc gia, bệnh Lao hợp tác với CDC, chương trình nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới tại Việt Nam với Đại học Amsterdam Hà Lan. Đặc biệt, bác sĩ còn tham gia các chương trình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh gồm: Chương trình giám sát kháng sinh của Bộ Y Tế, chương trình VINARES (Kháng thuốc) Bộ Y Tế – Oucru – Wellcome Trust, chương trình quản lý đề kháng kháng sinh Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford và Đại học Linkoping, Thụy Điển; chương trình Quản lý kháng sinh của bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm: Khớp Tây Bác – Hỗ Trợ Giảm Triệu Chứng Thái Hóa Khớp (Hộp 60 Viên). Chi tiết tại đây!
Trong lĩnh vực nghiên cứu, bác sĩ Nga tham gia các nghiên cứu về nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi bệnh viện và đề kháng kháng sinh, nhiễm nấm xâm lấn và kháng thuốc kháng nấm với IHMA, Mỹ (International Health Management Associates in USA), gen kháng thuốc của vi khuẩn A. baumannii, Enterobacteriaceae với NCGM Japan (Center Hospital of the National Center for Global Health and Medicine In Japan)…
Chính những cố gắng, đóng góp và thành tích đã đạt được, bác sĩ Trần Thị Thanh Nga đã được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, bằng khen của Thủ Tướng, của Bộ Y tế…
Hoạt động hành nghề cho phép Bác sĩ Xét nghiệm – Bác sĩ Nội tổng hợp
Bác sĩ tâm niệm: “So với những cây đa, cây đề trong ngành này, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ. Cũng giống như bao bạn đồng nghiệp, tôi chỉ mong góp sức để giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác bằng chuẩn hóa, tìm ra hướng điều trị đúng nhất, hiệu quả nhất giảm bớt phần nào những đau đớn mà người bệnh đang phải gánh chịu”.
Có thể thấy các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm chính là những người chiến sĩ thầm lặng. Dù không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhưng họ thường xuyên phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm mỗi ngày đến từ các loại bệnh phẩm của người bệnh. Họ sử dụng tất cả các kỹ thuật từ thường quy kinh điển đến những trang thiết bị hiện đại để thực hiện các xét nghiệm. Mỗi ngày trôi qua, những mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, những tờ giấy chỉ định, kết quả xét nghiệm lại ngày càng nhiều hơn, áp lực công việc cũng vì thế mà tăng cao. Thế nhưng, những điều này lại không phải là trở ngại mà đã trở thành động lực để các chiến sĩ phía sau ấy càng thêm quyết tâm hơn. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng còn rất nhiều bệnh nhân đang cần tới họ. “Thông thường có đến 60 – 70% kết quả chẩn đoán dựa vào xét nghiệm, và cũng có những trường hợp phải dựa vào xét nghiệm mới xác định được bệnh. Những ca bệnh như thế càng giúp chúng tôi có thêm quyết tâm, động lực tìm ra nguyên nhân gây bệnh”, BS.CKII Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TP.HCM bày tỏ.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
BSCKII Trần Thị Thanh Nga
- Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm – BVĐK Tâm Anh TP.HCM
- Nguyên thành viên trong Chương trình giám sát kháng sinh Bộ Y tế
- Nguyên Thành viên trong ban soạn thảo quy trình xét nghiệm của Bộ Y Tế
- Phó Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM
QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tốt nghiệp Y khoa, CKI, CKII Tại Đại Học Y Dược TP.HCM
- Thành viên tham gia chương trình ghép thận
- Thành viên tham gia chương trình chống Lao quốc gia
- Chương trình Lao hợp tác với CDC
- Tham gia chương trình nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới tại Việt Nam với Đại học Amsterdam Hà Lan
- Tham gia chương trình nghiên cứu Lao
- Tham gia các chương trình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh gồm:
- Chương trình giám sát kháng sinh của Bộ Y Tế
- Tham gia chương trình VINARES (Kháng thuốc) Bộ Y Tế – Oucru – Wellcome Trust
- Chương trình quản lý đề kháng kháng sinh Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, và Đại học Linkoping, Thụy Điển
- Chương trình Quản lý kháng sinh của bệnh viện Chợ Rẫy
- Nghiên cứu nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn Ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi bệnh viện và đề kháng kháng sinh, nhiễm nấm xâm lấn và kháng thuốc kháng nấm với IHMA, Mỹ (International Health Management Associates in USA), gen kháng thuốc của vi khuẩn A. baumannii, Enterobacteriaceae với NCGM Japan (Center Hospital of the National Center for Global Health and Medicine In Japan)…
KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
- 1993 – 2018: Công tác tại khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy. Trưởng Khoa Vi sinh bệnh viện Chợ Rẫy, Chuyên gia Vi sinh lâm sàng, phụ trách chuyên môn về Vi sinh lâm sàng, bệnh viện Chợ Rẫy, P. Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM
- 2018 – 2020: Cố vấn điều hành khoa Xét Nghiệm, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, P. Chủ tịch Hội đồng
- Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Tim Tâm Đức.
- Nguyên Thành viên trong chương trình giám sát kháng sinh Bộ Y tế
- Chuyên gia Vi sinh lâm sàng, phụ trách chuyên môn về Vi sinh lâm sàng, bệnh viện Chợ Rẫy; thành viên trong chương trình giám sát kháng sinh BVCR
- Phó Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.Hồ Chí Minh
2020 – nay: Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM
Comments are closed.