Vì sao cần tăng cường vận động trong mùa dịch?
Trong mùa dịch, chúng ta đều không thể đến các trung tâm tập luyện, hạn chế ra đường, thậm chí là phải ngồi làm việc ngay tại nhà mỗi ngày. Điều này vô tình hình thành thói quen lười vận động ở một số người. Thói quen xấu này không chỉ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Lười vận động gây hại như thế nào đến sức khỏe?
Nguy cơ mắc bệnh tim
Thói quen lười vận động khiến năng lượng tích tụ lại thành mỡ, lượng cholesterol xấu (LDL) tăng lên và cholesterol tốt (HDL) giảm xuống. Ở người thừa cân và béo phì, tỷ lệ cholesterol trong máu sẽ cao, dẫn đến nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch rất lớn. Tuy nhiên, người gầy nếu không có thói quen vận động dù không nhiều mỡ bằng người béo nhưng cholesterol trong máu cũng có tỷ lệ cao. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch với nhóm người này cũng cao tương tự người béo.
Mắc chứng nghẽn mạch và suy tĩnh mạch
Khi bước qua tuổi trung niên, chúng ta dễ mắc các bệnh lý suy tĩnh mạch ngoại biên, biểu hiện là sau 01 ngày làm việc về nhà chân chúng ta sưng lên, đau nhức cẳng chân, nguyên nhân khi chúng ta ít vận động thì gây bất thường hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch. Từ đó huyết khối dễ hình thành tại chân khi chúng ta ngồi yên một chỗ quá lâu. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi cục máu đông bị vỡ ra và nằm trong phổi.
Ngoài ra ngồi quá lâu còn giới hạn lượng máu chảy về chân. Điều này vô tình gây thêm áp lực trong tĩnh mạch dẫn tới tình trạng sưng, xoắn hay phình – được gọi là giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu phổ biến là tĩnh mạch mạng nhện, bó mạch máu bị vỡ gần đó, mang đến cảm giác đau cho người bệnh. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thói quen lười vận động sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì cơ thể đốt cháy quá ít calo. Các bác sĩ cho rằng việc ngồi hoặc nằm nhiều có khả năng thay đổi cách cơ thể phản ứng với insulin. Đây là một loại hormone giúp đốt cháy đường để lấy năng lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi vận động thường xuyên, lượng đường trong cơ thể sẽ được tiêu thụ bớt, giúp những thụ thể insulin nhạy bén hơn, từ đó cải thiện độ nhạy insulin.
Đau lưng và vai gáy
Ngồi sai tư thế hoặc ghế ngồi sai tiêu chuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây chứng đau lưng, vai và gáy. Tình trạng này xảy ra khi cổ, vai và lưng bị lệch khỏi quỹ đạo bình thường. Người ngồi tạo áp lực lên một vùng cơ nhất định làm lung lay trục cân bằng, dẫn tới chấn thương.
Khi tình trạng đau nhức nặng hơn, người bệnh có nguy cơ bị chấn thương ở vùng đĩa đệm cột sống, đau ngực và căng tức lồng ngực. Tay khó cử động trong lúc làm việc hay vào buổi tối.
Xem thêm: Vương Bảo – Ngăn Ngừa & Hạn Chế Sự Phát Triển Của Khối Phì Đại Tiền Liệt Tuyến (Hộp 20 viên). Chi tiết tại đây.
Làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm tuần hoàn máu
Cơ thể không được vận động thường xuyên khiến quá trình trao đổi chất bị trì hoãn và tốc độ cũng chậm đi. Tình trạng lưu thông máu trong cơ thể phụ thuộc vào hoạt động trong ngày của bạn. Khi vận động ít, tốc độ chuyển hoá cũng sẽ bị chậm. Điều này làm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tăng cao.
Stress và trầm cảm
Stress gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, những người hoạt động thể chất thường xuyên sẽ ít bị stress hơn. Rèn luyện cơ thể đều đặn sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp bạn tránh stress và trầm cảm rất tốt.
Một nghiên cứu tại Úc với 8.950 phụ nữ, tuổi từ 50 – 55 cho thấy: Những người không tập thể dục hay ít hoạt động thể lực trong thời gian dài có tỷ lệ trầm cảm cao hơn các trường hợp hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục còn giúp cơ thể giải phóng endorphin. Đây là hormone giúp giảm cảm giác đau và tăng khoái cảm dẫn tới tăng cảm giác hạnh phúc. Do đó, tập thể dục là cách hỗ trợ giảm stress và trầm cảm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp xây dựng sự tự tin về thể chất, giải tỏa căng thẳng, tăng sản sinh hóa chất trong não, ổn định toàn bộ hệ thống của cơ thể.
Béo phì
Lười vận động là thủ phạm hàng đầu gây tăng cân. Bởi lượng calo dư thừa trong cơ thể không được đốt cháy dẫn tới tình trạng tích tụ mỡ nhiều hơn. Khi bổ sung thực phẩm vào cơ thể, đường trong máu không được tiêu thụ qua những bài tập vận động hay các hoạt động cơ thể khác, sẽ lưu trữ đầu tiên dưới dạng glycogen trong những tế bào cơ và gan, cuối cùng tạo thành mỡ.
Vì thế, thói quen lười vận động kéo dài sẽ góp phần gây tích mỡ và tăng cân. Béo phì còn gia tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, tiểu đường, sỏi mật, huyết áp cao, bệnh tim mạch; ung thư vú, cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư gan với nữ giới; ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và trực tràng với nam giới.
Giảm tuổi thọ
Theo nghiên cứu của tạp chí khoa học The Lancet, cứ 10 người chết sớm sẽ có 1 người chết vì lý do lười vận động. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do lười vận động. Để hạn chế rủi ro này, bạn cần tập thể dục tối thiểu 3 ngày mỗi tuần, mỗi lần từ 30 – 60 phút.
Những bài tập vận động toàn thân cho cả gia đình
Để hạn chế những rủi ro từ thói quen lười vận động cho mình và gia đình trong mùa covid, bạn có thể tham khảo những bài tập tại nhà đơn giản dưới đây.
1. Bài tập căng cơ ngực và cổ
Bài tập căng cơ ngực và cổ giúp cơ thể giảm cơn đau nhức ở cổ và các cột sống lưng rất hiệu quả, đặt biệt là người làm công sở và học sinh phải ngồi nhiều.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với từ thế ngồi thư giãn (có thể đặt hai chân như tư thế hoa sen) rồi duỗi thẳng hai chân trên sàn, hình thành một góc 90° với thân.
- Vươn tay phải qua đầu đặt vào thái dương trái, kéo nhẹ đầu sang bên phải, thả lỏng tay trái hướng xuống đất.
- Thả lỏng đầu, cổ qua bên phải theo hướng của tay.
- Giữ lưng thẳng rồi làm ngược lại tương tự với bên kia.
- Thực hiện xen kẽ mỗi bên 3 – 5 lần/ngày.
2. Bài tập gập người chữ V
Đây là bài tập dành riêng cho cơ bụng, giúp người tập săn chắc vùng cơ lõi.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế nằm thư giãn rồi duỗi tay qua khỏi đầu.
- Nâng chân cùng với phần bụng dưới cùng lúc, duỗi tay thẳng cố gắng chạm tới chân theo hình chữ V.
- Lặp đi lặp lại động tác 15 – 20 lần. Khi cơ thể tạo thành chữ V, bạn có thể đặt bé ngồi vào lòng để phối hợp thực hiện với ba mẹ.
3. Bài tập leo núi
Bài tập này khá đơn giản và phù hợp cho nhiều lứa tuổi. Thường xuyên thực hiện tư thế leo núi giúp cơ bụng săn chắc, hỗ trợ lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cách thực hiện:
- Chống 2 tay chống xuống sàn.
- Đẩy nhanh 2 chân về phía ngực, lặp lại động tác 5 – 10 lần hoặc thực hiện liên tục trong 15 giây.
4. Bài tập gập sâu người khi ngồi
Luyện tập động tác này thường xuyên giúp cho các cơ được kéo giãn, tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho khớp. Người tập có thể thực hiện ở những nơi có bề mặt rộng và phẳng như giường, dưới sàn nhà…
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế ngồi ngay ngắn, cố định lưng thẳng, duỗi hai chân thẳng song song mặt sàn, tạo với lưng một góc 90°.
- Nhẹ nhàng hít một hơi sâu rồi giơ cao hai tay lên.
- Từ từ thở ra rồi vươn 2 tay nắm lấy lòng bàn chân.
- Hít thở đều nhẹ nhàng rồi cố gắng hạ dần bụng, ngực và trán chạm vào chân.
5. Bài tập yoga rắn săn mồi
Động tác ngửa cơ thể ra sau trong động tác rắn hổ mang giúp kéo căng cơ thể và tăng sức mạnh cho cột sống. Bài tập này còn giúp massage các cơ quan ở vùng bụng, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế nằm, 2 chân và các đầu ngón chân khép sát vào nhau hướng về phía sau cơ thể, đặt hai tay dọc theo cơ thể, bàn tay khép và hướng lên trên.
- Đặt bàn tay lên sàn rồi gập cánh tay ở khuỷu tay, đặt 2 cánh tay ở vị trí rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng phía trước.
- Nâng cằm rồi xoay đầu về sau càng nhiều càng tốt. Nhẹ nhàng nâng thân trên, cột sống hướng về phía sau. Lưu ý: không nâng phần thân dưới rốn.
- Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây rồi lần lượt hạ bụng, đến ngực, vai, cằm, trán xuống sàn.
- Thả lỏng hai tay và áp sát vào hai bên cơ thể, lặp lại bài tập tùy theo sức lực của người tập.
Tăng cường hoạt động thể chất trong mùa dịch đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, đúng phương pháp và thời gian theo từng lứa tuổi, sở thích và thể trạng. Bạn cần chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh, từ bỏ ngay thói quen lười vận động. Việc rèn luyện cơ thể đều đặn không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trước dịch bệnh COVID-19.
“PHÒNG KHÁM ONLINE” của Hệ thống BVĐK Tâm Anh
Vào lúc 14h thứ năm 05/08/2021, ThS.BS Trần Anh Vũ (PGĐ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – BVĐK Tâm Anh) – bác sĩ Y học thể thao và BS.CKII Trần Thị Thanh Trúc – bác sĩ nội tim mạch sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Tăng cường vận động cơ thể mùa dịch”, trên fanpage/youtube Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, fanpage/youtube Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh.
Xem thêm: ThS.BS Trần Anh Vũ: “Mơ về trung tâm Y học thể thao đẳng cấp”
Hai chuyên gia sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về vận động cơ thể trong mùa dịch, cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Sau đó, vào lúc 15h, hai chuyên gia sẽ nhận lịch khám 1:1 với các bệnh nhân đã đăng ký “Phòng khám online”. Chương trình hoàn toàn Miễn phí.
Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
Các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 bệnh nhân và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ, vào tất cả các buổi chiều trong tuần 14-16 giờ (trừ chủ nhật). Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber.
Khách hàng quan tâm có thể đăng ký thăm khám online bằng các cách sau:
- Gọi tổng đài 0287.102.6789 để đăng ký lịch hẹn riêng với nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký “Khám bệnh online” với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hoặc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình.
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
- Quét QR Code trên phần hình ảnh.
Comments are closed.