Viêm khớp – nỗi lo âu mùa dịch
Dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ai cũng nơm nớp lo sợ, đặc biệt là những người có bệnh lý nền như viêm khớp. Bộ Y tế cũng đã ghi nhận ca mắc nCoV tử vong có tiền sử viêm đa khớp như trường hợp BN5355 (Bắc Ninh), BN27272 (TP.HCM)… Nỗi lo của người bị viêm khớp vì thế lại càng tăng lên.
1. Người viêm khớp đang điều trị nội khoa cần lưu ý gì?
Về cơ bản, phần lớn trường hợp viêm khớp đều không cần áp dụng phương pháp ngoại khoa khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh đặc biệt như bị đau trầm trọng, chấn thương khớp nghiêm trọng hay cần thay khớp nhân tạo, điều trị nội khoa cũng không có tác dụng, phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện.
Với các trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ dựa vào đối tượng và tác nhân gây viêm nhiễm để kê đơn phù hợp gồm những nhóm thuốc giảm đau, kiểm soát viêm nhiễm và đặc trị. Một số trường hợp viêm khớp điều trị nội khoa phổ biến gồm:
1.1. Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào những mô trong chính cơ thể. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới niêm mạc khớp, gây sưng đau. Tình trạng viêm trở nặng có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi đang điều trị tại nhà, người bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý:
1.1.1. Hoạt động hằng ngày
- Cố gắng duy trì hoạt động mỗi ngày thông qua việc thay đổi môi trường xung quanh nhằm giảm bớt sự gắng sức của bản thân.
- Nếu cảm giác đau xuất hiện khi vận động, người bệnh không nên nản chí. Bạn chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ kết hợp thay đổi một số động tác đơn giản hơn.
- Chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng, thay vì vận động hoặc thực hiện các bài tập thể dục ngắn tại nhà.
- Thường xuyên thực hiện những bài tập thể dục cho bàn tay, giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay, ngón tay. Các bài tập cho chân sẽ hỗ trợ người bệnh đứng vững và đi lại tốt hơn.
- Duy trì hoạt động thể lực đầy đủ, tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày. Lưu ý là tránh các hoạt động không cần thiết.
- Tránh tác động vào cột sống khi bị đau cổ. Bởi những tổn thương cột sống có khả năng nặng lên sau khi bị tác động vào, dễ xuất hiện những biến chứng như tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi.
1.1.2. Chế độ ăn uống
- Bổ sung bông cải xanh, bắp cải: Hai loại rau xanh này có chứa hợp chất sulforaphane, giúp làm chậm các tổn thương ở sụn khớp.
- Bổ sung thực phẩm axit béo omega-3: Chất này có nhiều trong mỡ cá như cá thu, cá ngừ, cá hồi… Omega-3 giúp làm giảm những triệu chứng viêm đa khớp.
- Bổ sung canxi: Người bệnh cần dùng nhiều sữa và những sản phẩm từ sữa, ưu tiên uống sữa chứa hàm lượng chất béo thấp, dùng nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng khác nhau nhằm bổ sung canxi cho cơ thể.
Xem thêm: OB New – Giúp Tăng cường sinh lực (Hộp 20 viên). Chi tiết tại đây.
1.2. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm mạn tính. Bệnh kéo dài đặc trưng do tình trạng đau và tổn thương khớp cùng chậu, cột sống, những khớp chi dưới. Bệnh sẽ gây ra tình trạng một số đốt sống dính lại với nhau, gây sưng, dẫn tới việc khó cử động. Một số trường hợp viêm cột sống dính khớp được ghi nhận là có ảnh hưởng tới những khớp khác như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng và có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác như tim, gan, phổi. Khi đang điều trị tại nhà, người bị viêm cột sống dính khớp cần lưu ý:
1.2.1. Hoạt động hằng ngày
- Duy trì việc rèn luyện cơ thể thường xuyên tại nhà thông qua các bài tập thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhằm duy trì tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của những cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của những cơ hô hấp.
- Không sinh hoạt ở những nơi ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường ruột.
- Cần nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng, tránh kê độn (cổ và gối), không nằm võng…
- Kiên trì tập duỗi thẳng chi và cột sống nhằm giảm nhẹ cơn đau do cơ co rút gây nên.
- Tránh mang vác vật nặng hoặc ngồi lâu không thay đổi tư thế vì sẽ làm ảnh hưởng tới cột sống.
- Nếu phải sinh hoạt hoặc làm việc với một tư thế giữ lâu, người bệnh cần sử dụng đai lưng cột sống, nhằm dự phòng tổn thương cho xương cột sốt và tránh tái phát đau cột sống, viêm cột sống dính khớp.
1.2.2. Chế độ ăn uống
- Bổ sung canxi: Đây khoáng chất hỗ trợ duy trì, phát triển sự chắc khỏe, bền vững của xương khớp. Bổ sung đủ canxi sẽ giúp phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Người bệnh nên ăn hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh có màu sẫm…
- Bổ sung vitamin D: Vitamin này giúp hấp thu, chuyển hóa canxi hiệu quả hơn. Vitamin D cũng có khả năng hạn chế quá trình tiến triển của viêm cột sống dính khớp. Một số thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá, tôm…
- Bổ sung omega 3: Chất này giúp chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, các loại hạt, đậu nành, cải bó xôi…
- Bổ sung rau củ quả: Rau củ quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất thuốc oxy hóa, giúp bảo vệ xương khỏi sự thoái hóa. Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm như cam, bưởi, kiwi, súp lơ…
- Uống đủ nước: Nước là thành phần cấu tạo nên lớp dịch ở giữa các khớp. Nước hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải các chất có khả năng gây bệnh.
1.3. Viêm khớp thể thiếu niên
Viêm khớp thể thiếu niên là bệnh viêm khớp mạn tính. Bệnh xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, không rõ căn nguyên. Thời gian tồn tại bệnh ít nhất trên 6 tuần, đã loại trừ những căn nguyên khác gây viêm khớp. Viêm khớp thể thiếu niên thường thoáng qua nhưng gây ra các tổn thương ngoài khớp nặng và kéo dài, thậm chí có thể gây tử vong. Khi đang điều trị tại nhà, trẻ bị viêm khớp thể thiếu niên cần lưu ý:
1.3.1. Hoạt động hằng ngày
- Thường xuyên tập thể dục: Rèn luyện cơ thể sẽ giúp thúc đẩy sức mạnh cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt của các khớp.
- Chườm nóng: Người chăm sóc có thể chườm cho trẻ túi nước ấm, những miếng đệm nhiệt lên vị trí đau hay tắm nước ấm nhằm làm dịu những cơn đau, cứng khớp và thư giãn cơ bắp.
- Chườm lạnh: Áp dụng khi cần giảm đau cấp tính, cải thiện cơn đau và hỗ trợ giảm viêm.
- Giảm căng thẳng: Trẻ có thể tập thiền định, hít thở sâu, yoga, nghe nhạc hoặc đọc sách. Điều này sẽ giúp người bệnh thư giãn và chuyển sự chú ý khỏi cơn đau.
- Xoa bóp và bấm huyệt: Các động tác xoa bóp, massage giúp trẻ giảm đau và giảm căng thẳng ở khớp rất hiệu quả. Người chăm sóc cũng có thể tham khảo những biện pháp bổ sung như châm cứu, bấm huyệt để cải thiện triệu chứng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, người chăm sóc chỉ thực hiện những thủ thuật này theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cải thiện cảm xúc: Trẻ em và thanh niên mắc bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, có khả năng bị trầm cảm rất cao. Vì thế, người chăm sóc cần thường xuyên tâm sự, trao đổi với trẻ nhằm cải thiện vấn đề tâm lý. Nếu trẻ gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý.
1.3.2. Chế độ ăn uống
- Bổ sung vitamin D và canxi: Những loại quả hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, quả hồ đào…) hỗ trợ chống viêm xương khớp bền vững rất tốt. Những loại hạt này đều là nguồn chất béo có lợi, tạo nên chế độ ăn lành mạnh. Ngoài ra, đậu nành được biết đến như là một thực phẩm giàu canxi và khoáng chất. Isoflavone trong thực phẩm này còn giúp hồi phục, thúc đẩy mô xương, giảm bài tiết canxi ra ngoài cơ thể.
- Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa: Các thực phẩm này giúp chống viêm khớp thiếu niên hiệu quả. Phô mai, yogurt… là những nguồn thực phẩm cung cấp photpho, canxi, protein cùng một số dưỡng chất khác cần thiết cho hệ xương, hỗ trợ tăng sức đề kháng. Sữa còn cung cấp vitamin D cho trẻ, giúp tăng hấp thụ canxi ở ruột.
- Bổ sung omega–3: Các loại cá, đặc biệt là cá hồi và cá ngừ chứa nguồn chất béo omega-3 dồi dào, rất tốt cho trẻ bị viêm khớp thiếu niên tự phát. Nhóm thực phẩm này còn có các calcitonin, giúp cải thiện tình trạng sưng đau khớp hiệu quả.
- Bổ sung những loại rau có màu xanh đậm: Người chăm sóc nên cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn vì giúp giảm đau hiệu quả do bệnh gây ra. Nhóm thực phẩm này tuy có lượng canxi thấp hơn sữa nhưng lại chứa hàm lượng calo thấp, nên sự hấp thụ canxi lại triệt để hơn.
- Bổ sung trái cây: Các loại trái cây như cam, bưởi, chanh… không những cung cấp vitamin C mà còn thúc đẩy quá trình chữa lành mô sẹo thông qua việc sản xuất collagen kết nối những mô liên kết và bôi trơn khớp.
1.4. Thoái hoá khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính về xương khớp. Đối tượng bệnh thường là người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Thoái hóa khớp là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, dần suy yếu kèm theo những triệu chứng như viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại khớp. Tình trạng này khiến cử động của các khớp bị ảnh hưởng, gây ra những triệu chứng đau và cứng khớp. Khi đang điều trị tại nhà, người bị thoái hóa khớp cần lưu ý:
1.4.1. Hoạt động hằng ngày
- Cải thiện cân nặng: Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Vì người thừa cân thường kèm thoái hóa khớp nên cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ, nhằm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Ngoài ra, người bệnh cần từ bỏ những thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp như ngồi xổm, xách nặng….
- Tập luyện đều đặn: Người bệnh cần thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống (nếu cần). Những động tác nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn khớp, ngăn ngừa tình trạng các khớp bị “ì”, ít hoạt động.
- Vật lý trị liệu: Mục đích của các bài tập này là giúp tránh teo cơ, duy trì tầm vận động của khớp. Tùy từng vị trí của thoái hóa, cường độ tập luyện cần được điều chỉnh cho phù hợp với người bệnh.
1.4.2. Chế độ ăn uống
- Cắt giảm lượng calo bổ sung: Người bệnh cần giảm cân nếu bị béo phì. Kiểm soát cân nặng nghiêm ngặt sẽ giúp sụn chắc khỏe và giảm tình trạng viêm.
- Hạn chế nấu thực phẩm với nhiệt độ cao: Thịt nấu khi nhiệt độ cao sẽ tạo ra những hợp chất có khả năng gây viêm trong cơ thể. Hợp chất này là sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs), có liên quan tới những bệnh như viêm khớp, tim mạch và tiểu đường.
- Ăn trái cây và rau: Đây đều là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Chất chống oxy hóa có trong nhiều loại trái cây và rau như táo, hành tây, hẹ tây, dâu tây…
- Bổ sung omega-3: Omega-3 hỗ trợ giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng. Chất này có trong nhiều loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
- Dùng dầu ô-liu thay cho những chất béo khác: Hợp chất trong loại dầu này là oleocanthal. Đây là hợp chất giúp chống viêm tương tự như ibuprofen.
- Cung cấp đủ Vitamin C: Vitamin C giúp xây dựng collagen và mô liên kết, tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp. Hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày với nữ giới là 75 miligam và nam giới là 90 miligam. Các loại trái cây họ cam, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải… là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao.
- Tăng cường vitamin D: Người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm. Đồng thời, bạn cần tiêu thụ những nguồn thực phẩm giàu vitamin D hay bổ sung với liều lượng ≤ 25 μg/ngày.
1.5. Bệnh tự miễn (lupus, xơ cứng bì, still, viêm cơ…)
Bệnh tự miễn là bệnh lý mà những tổn thương trong cơ thể là xuất hiện là do sự đáp ứng miễn dịch chống lại những tổ chức, cơ quan của chính mình. Cơ thể của người bệnh xuất hiện các tự kháng thể chống lại những thành phần của các bộ phận trong cơ thể, từ đó gây tổn thương cho những bộ phận đó. Khi đang điều trị tại nhà, người bị viêm khớp tự miễn cần lưu ý:
1.5.1. Hoạt động hằng ngày
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp: Người bệnh cần ưu tiên bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, kết hợp chế độ nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, hạn chế hút thuốc lá.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến.
- Duy trì khám sức khỏe định kỳ: Việc khám định kỳ nên được duy trì 1 – 2 lần/năm. Điều này nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm, trong đó có những bệnh liên quan tới hệ miễn dịch.
- Thường xuyên vận động cơ thể: Người bệnh cần thường xuyên vận động mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1.5.2. Chế độ ăn uống
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường sức khỏe xương và sự cân bằng canxi trong cơ thể, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu vitamin D như cá, tôm, lòng đỏ trứng…
- Bổ sung vitamin A: Vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột rất hiệu quả. Các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh…
- Bổ sung axit béo: Một số loại axit béo giúp ngăn ngừa và cải thiện những triệu chứng của bệnh tự miễn. Chế độ ăn giàu axit béo omega-3 hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tự miễn rất thiệu quả. Các thực phẩm giàu axit béo như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ…
2. Người bệnh viêm khớp có được tiêm vaccine COVID-19?
Những người mắc bệnh tự miễn, viêm khớp và thấp khớp khi bị nhiễm COVID-19, tình trạng sức khỏe sẽ chuyển xấu rất nhanh, nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh phải nhập viện sớm. Kết quả điều trị thường xấu hơn so với dân số chung. Vì sự yếu thế đó, nhóm người bệnh này cần phải được bảo vệ bằng vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại rất trăn trở liệu vaccine co an toàn cho họ? Bởi những người mắc bệnh và những người đang điều trị bằng thuốc điều hòa miễn dịch không được đưa vào thử nghiệm lâm sàng vaccine. Trên thực tế, chúng ta phải xác định là vaccine là an toàn, hiệu quả cho dân số chung. Việc loại trừ không thử nghiệm vaccine trên những quần thể người bệnh là bình thường với tất cả những loại này. Hội thấp khớp học Mỹ đã đề cập đến vaccine và nhóm người bệnh này: “Không có bằng chứng trực tiếp liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của vaccine mRNA COVID-19 với người bệnh thấp khớp và bệnh viêm khớp tự miễn. Tuy nhiên, cũng không nhận thấy tác hại lớn hơn lợi ích của vaccine mang lại”.
Với người đang sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch, hiệu quả của vaccine COVID-19 sẽ thấp hơn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là vaccine không phát huy tác dụng mà chỉ hoạt động kém hơn so với nhóm người không dùng thuốc ức chế miễn dịch. Người bệnh vẫn nhận được một mức bảo vệ nhất định từ vaccine.
3. Người bệnh viêm khớp cần lưu ý gì khi tiêm vaccine COVID-19?
- Đảm bảo khai báo đầy đủ lịch sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại, những loại thuốc đã và đang dùng cho bác sĩ khi khám sàng lọc tiêm chủng.
- Luôn theo dõi và ghi nhận những dấu hiệu phản ứng sau tiêm. Nếu có dấu hiệu bất thường, người tiêm cần báo ngay cho bác sĩ tiêm chủng và bác sĩ điều trị bệnh lý tự miễn, đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời những phản ứng nặng.
- Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ biện pháp dự phòng phản ứng sau tiêm nào chưa được Bộ Y Tế khuyến cáo như uống thuốc chống đông máu, uống aspirin..
- Sau khi tiêm vaccine, người bệnh vẫn cần tuân thủ quy tắc 5K được khuyến cáo từ Bộ Y tế.
Những người bị viêm khớp đang là đối tượng yếu thế trong dịch COVID-19. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, người bệnh rất cần sự bảo vệ từ vaccine COVID-19. Các thành viên trong gia đình của người bệnh cũng nên được tiêm chủng vaccine COVID-19 khi có sẵn nguồn thuốc tại địa phương. Điều này sẽ tạo điều kiện hình thành miễn dịch cộng đồng, qua đó giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh tốt hơn và góp phần đẩy lùi bệnh dịch nhanh chóng.
Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Viêm khớp – nỗi lo âu mùa dịch” vào lúc 14h ngày 12/8/2021, trên fanpage/youtube Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, fanpage/youtube Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh.
PGS Đặng Hồng Hoa sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm khớp; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất.
Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://www.facebook.com/events/527373761828285/
PGS Đặng Hồng Hoa cùng các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 người bệnh và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ, vào tất cả các buổi chiều trong tuần 14-16 giờ (trừ chủ nhật). Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber.
Khách hàng quan tâm có thể đăng ký thăm khám online bằng các cách sau:
- Gọi tổng đài 0287.102.6789 để đăng ký lịch hẹn riêng với nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký “Khám bệnh online” với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://www.facebook.com/events/527373761828285/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện đa khoa Tâm Anh hoặc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình.
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
- Quét QR Code trên phần hình ảnh.
Comments are closed.